– Sau đó bạn cần xả toàn bộ dầu trong khoang máy, vệ sinh lại khoang máy và thay dầu mới để đảm bảo không còn lẫn nước trong dầu nhớt.
– Các đầu mối trong hệ thống điện cũng cần được sấy khô. Hãy nhớ rằng trong nước mưa thường chứa nhiều tạp chất có thể ăn mòn hoặc ô xy hóa các mối tiếp xúc trong hệ thống điện trong quá trình sử dụng.
– Cần làm khô hệ thống phanh để giảm thiểu khả năng bị chai má phanh. Nếu xích, chân phanh và cần khởi động dính tạp chất bạn có thể sử dụng mỡ hoặc dầu máy để tẩy sạch.
Với những xe bị ngâm nước trong thời gian dài, khi xảy ra ngập úng, có thể chiếc xe của bạn sẽ bị ngâm trong nước trong vài ngày, toàn bộ kết caais xe đều bị tác động bởi nước. Trong trường hợp này việc xử lý phức tạp hơn rất nhiều. Bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
– Kiểm tra hệ thống điện đầu tiên vì bộ phận này ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, nhất là đối với xe tay ga trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Kiểm tra mô tơ bộ đề, đây là bộ phận cũng rất dễ cháy khi bị ẩm.
– Làm khô các bộ phận, đường điện nhất là ở các nút tiếp xúc. Khi xe bị ngập toàn bộ, bạn nên thay bình ắc quy mới vì rất có thể nó đã bị ngắn mạch.
– Thay dầu máy cho xe, kiểm tra bộ chế hòa khí và xả hết bình xăng con, lau hoặc thay bugi. Với xe tay ga cần thay lọc gió và làm khô bộ truyền động bới nếu bị ướt dây đai không bám với ly hợp, xe đi sẽ có cảm giác giật, khó tăng tốc và hao xăng.
Hạn chế đi vào những vùng ngập nước dù có phải đi xa hơn bình thường.
Không đi quá sát vào lề đường vì đây là khu vực trũng hơn và khi bị ngập cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.
Giữ khoảng cách thích hợp với xe trước và tránh đi gần các xe trọng tải lớn vì dễ bị tác động bởi sóng nước do các xe này gây ra.Khi đi xe trong điều kiện “lội nước”, với xe số bạn cần giảm ga đi số thấp (số 1 hoặc 2) và giữ đều ga để nước không xâm nhập vào ống xả do hơi đẩy ra ngoài. Trong mọi tình huống, cần hết sức bình tĩnh để xử lý mọi vấn đề có thể xảy ra. (Sưu tầm)
Có thể bạn quan tâm: