Thực hư việc động cơ làm mát bằng nước lại tốt hơn làm mát bằng gió?
Chức năng và nguyên lý của hệ thống làm mát
Nguồn công suất động cơ chủ yếu được sinh ra từ nhiệt nổ của buồng đốt động cơ đẩy piston sau khi sinh ra áp suất. Khi đó Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giảm nhiệt sinh ra do quá trình đốt cháy trong khoang động cơ và ngăn không cho dầu động cơ vượt quá nhiệt độ hoạt động của nó.Nhiệt năng sinh ra từ quá trình cháy nổ trong buồng đốt của động cơ, có thể chia thành các dạng làm mát khác nhau theo các phương pháp tản nhiệt khác nhau.
Trong số đó, theo các phương pháp tản nhiệt động cơ khác nhau được chia ra gồm hệ thống làm mát bằng gió, làm mát bằng nước, làm mát bằng dầu và nhiều hình thức làm mát khác.
Lấy làm mát bằng dầu làm ví dụ, thông qua dòng chảy của dầu xung quanh buồng đốt và thành xi lanh, ngoài việc làm mát thì dầu còn giúp tăng khả năng bôi trơn động cơ.
Trong khi làm mát bằng gió chủ yếu lấy đi nhiệt lượng ở gần buồng đốt nhờ gió tác động nên trên đầu xi-lanh và thành xi-lanh, chúng ta sẽ thường thấy các cánh tản nhiệt bên vỏ ngoài động cơ để giúp tản nhiệt.
Cuối cùng là hệ thống làm mát bằng nước cấu tạo phức tạp hơn 2 hệ thống nêu trên vì động cơ phải có đến 2 hệ thống tuần hoàn nước, dầu song song và độc lập với nhau. Nước giải nhiệt cho động cơ sẽ đi qua một két tản nhiệt lớn để giảm bớt nhiệt độ nhờ môi trường bên ngoài.
Sự khác biệt giữa làm mát bằng nước và làm mát gió?
Do hệ thống làm mát bằng dầu phức tạp hơn và cần lượng dầu lớn để tuần hoàn nhiệt nên động cơ có dung tích nhỏ rất hiếm khi trang bị tản nhiệt bằng dầu. Do đó, hai hình thức làm mát phổ biến hiện nay là làm mát bằng gió và làm mát bằng nước.Trước hết, bộ phận làm mát bằng gió chủ yếu dựa vào luồng gió để tản nhiệt, hiệu quả làm mát liên quan đến tốc độ xe và nhiệt độ môi trường nên hiệu quả tản nhiệt tương đối không ổn định nếu chạy xe tải nặng trong thời gian dài ở tốc độ thấp dễ gây ra sự cố tản nhiệt.
Nói chung động cơ làm mát bằng gió thường rẻ để sản xuất và cung cấp đủ lượng làm mát cho động cơ không tạo ra quá nhiều công suất. Do đó, động cơ làm mát bằng không khí thường được tìm thấy trên những chiếc mô tô có dung tích phân khối nhỏ hơn từ 110cc đến 250cc.
Tiếp theo, động cơ làm mát bằng nước chủ yếu tản nhiệt thông qua sự tuần hoàn của chất lỏng hay còn gọi là nước mát. Do được trang bị bộ điều chỉnh nhiệt, nó có thể điều khiển hệ thống làm mát mở khi đạt đến nhiệt độ làm việc đã cài đặt và đóng lại khi không cần kích hoạt, cho nên nhiệt độ môi trường ít ảnh hưởng đến hệ thống làm mát và nhiệt độ của động cơ cũng có thể được duy trì ở trạng thái tương đối ổn định.
Lí do động cơ làm mát bằng nước sẽ tạo ra nhiều mã lực hơn?
Ưu nhược điểm của vị trí thiết kế két làm mát bằng nước
Các mẫu xe ga làm mát bằng nước có dung tích nhỏ sẽ không yêu cầu diện tích thiết kế két nước quá lớn, nên két nước thường được thiết kế bên hông xe để giảm khối lượng tổng thể của động cơ, việc bảo trì cũng dễ hơn nhờ đường ống ngắn hơn và nhỏ hơn.
Do bộ tản nhiệt làm mát bằng nước đặt bên hông không thể trực tiếp lấy gió nên một tấm chắn bên ngoài thường được thiết kế rãnh bẫy gió giúp có thể dẫn luồng gió từ không khí đến bộ tản nhiệt làm mát bằng nước, hoặc quạt phía bên trong hút gió bên ngoài vào. Ngay khi động cơ hoạt động, quạt sẽ liên tục hút không khí vào để giảm nhiệt độ nước làm mát. Vì vậy, nhiều sản phẩm cải tiến của quạt nhẹ hơn nguyên bản cũng đã được tung ra thị trường, nó có thể duy trì một lượng không khí tương tự nhưng ít tốn điện năng vận hành hơn.
Nguồn: tham khảo
Có thể bạn quan tâm: