Cánh trước: Đầu tiên là cánh trước, bộ phận khí động học đầu tiên xuất hiện trên những chiếc MotoGP (nếu không kể đến kính chắn gió truyền thống), bao gồm 1 cặp cánh lớn ở 2 bên hông thân xe giúp phần đầu không bị nâng lên ở ngưỡng tốc độ cao và giúp tạo áp lực để tăng độ bám xuống mặt đường cho bánh trước.
Cánh lướt gió ở sau: Chức năng của nó là chuyển đổi lực cản của không khí thành lực ép xuống giống như cánh gió phía trước, nhưng tác dụng của nó tác động vào phần đuôi sau để không bị lắc khi xe phanh gấp, đồng thời tăng lực kéo bánh sau để hỗ trợ phanh sau tốt hơn.
Cánh lướt gió sau kiểu vây lưng: Dùng để sắp xếp luồng gió phía sau xe giúp giảm sự nhiễu loạn không khí. Nhờ đó giúp xe đạt tốc độ cao hơn, ngoài ra còn giúp tạo áp lực lên bánh sau khi vào cua, tạo ra một góc song song chính xác với mặt đất và ép bánh sau bám đường trong khi cua.
Cánh lướt gió dưới gắp sau: giúp kiểm soát hướng gió thổi vào bánh sau, giảm nhiệt và nhằm tăng tuổi thọ lốp xe, đồng thời tạo ra tác dụng phụ là giúp tạo ra lực ép nhẹ lên gắp sau. Điều này được coi là trái quy định đặt ra, nhưng mỗi nhà sản xuất đều tránh né và chỉ nêu tác dụng là làm giảm nhiệt cho bánh sau.
Lỗ thông gió ở yếm trước: Khi xe chạy đường thẳng, lỗ thông gió này giúp hút không khí đi qua và thổi xuống gầm xe, giúp điều chỉnh lượng không khí đi qua bánh trước một cách ổn định hơn và đạt tốc độ cao tốt hơn. Ngoài ra khi vào cua, lỗ thông gió này còn giúp tạo lực ép xuống tương tự như cánh lướt gió dưới gắp sau.
Lỗ phồng ở yếm trước: giúp tạo lực ép xuống khi vào cua, tương tự như lỗ thông gió ở yếm trước, nhưng sử dụng phương pháp Ground Effect - tức là khi vào cua nhiều hơn, phần yếm này đặt gần mặt đất hơn phần yếm còn lại, giúp không khí chạy qua khe hở nhỏ hơn và nhanh hơn, điều đó khiến chiếc xe tạo góc nghiêng sát mặt đất hơn.
Phễu hút gió phanh trước: giúp đưa luồng không khí đi vào và giải nhiệt cho kẹp phanh và đĩa phanh.
Ốp bánh xe và kẹp phanh: Giúp tăng độ linh hoạt cho bánh xe trước, điều này là do thông thường hệ thống phanh từ đầu đã không có bộ phận này và không mang tính khí động học. Khi được sử dụng thêm bộ phận này, nó tác dụng tương tự như bất kì bộ cánh gió trên yếm xe giúp tạo ra lực ép khi xe nghiêng vào cua.
Cánh gió ở phuộc trước: tạo lực ép xuống ở phía trước xe tương tự cánh gió trước, nó được cho là tận dụng không gian còn trống ở phuộc trước nhằm tạo ra nhiều lực ép hơn, nó cũng giúp định hình các khe hút gió 2 bên xe theo đúng nghĩa của kỹ sư.