- Bệnh hụp ga sau khi chạy được vài km : bệnh này thường do trái ga của xe bị xước (trầy) bệnh này khá phổ biến nên mình xin nói trước tiên.
Biểu hiện là xe đang vận hành ổn định bổng giật giật như hết xăng, sau đó có thể sẽ chạy tiếp dc, or tắt máy hẳn, có khi đề lại chạy được tiếp, nhưng có khi không thể đề lên được và buộc phải dẫn bộ.
Bệnh này thường xuất hiện sau khi xe vận hành được khoảng >10000km. trái ga có 1 lớp phủ, và sau 1 thời gian sử dụng lớp phủ này bị mòn, bong tróc, or do xăng kém chất lượng khiến lớp phủ mau bị hư hại = cách sử lí tình huống: nếu đang đi trên đường mà xe ko thể đề lại được nữa, thì các bác có thể giải quyết tạm bằng cách.
1) mở miếng nhựa bảo vệ BXC, sau đó dùng cán tua vít (trong bộ đồ nghề) gõ nhẹ vào bxc, cách này nhằm giúp trái ga dc phóng thích khỏi vị trí đang kẹt.
2) nếu đề máy lên dc, nhưng cứ nhích ga thì tắt máy, thì các bác tắt máy đi cho e nó nghĩ 1 xíu, sau đó đề lên, khoan kéo ga vội, lúc này khi máy nổ rồi thì bắt đầu vặn nút galanty tăng lên dần, vặn thật chậm, đến lúc nào tua máy nhuyễn lại thì ok, xả ra lại. Cách này chủ yếu mượn lực của máy đề giúp trái ga dc phóng thích khỏi vị trí kẹt.
Ngoài ra biện pháp khắc phục hoàn toàn là thay hẳn trái ga mới (tầm 250-300K) và cứ thay đều đặn mỗi 15-20000 km.
-Bệnh đang sử dụng thì tua máy tăng cao: bệnh cũng thường gặp sau khoảng 10000km, cũng là 1 trong những bệnh phổ biến của RR.
Biểu hiện là lúc máy nóng tua máy tăng cao ko thể giảm xuống (cảm giác như kẹt tay ga, nhưng tay ga vẫn mượt) thậm chí khi dừng xe tua máy vẫn giữ nguyên. Có 2 nguyên nhân chính, 1 là do BXC bị dơ, dẫn đế vị trí trái ga ko ổn định, 2 là do xe bị kẹt e gió.
= cách sử lí tình huống: nếu do BXC thì e chịu (chỉ có đem đi xúc rửa mới hết) còn nếu do e gió thì còn tùy mức độ sử dụng xe cũng như bảo dưỡng.
1) do e gió: lấy tay kéo cần e gió nhìu lần cho đến khi e nó về vị trí, thì sẽ thấy galanty nhuyễn lại bt (lưu ý chỉ sử dụng dc khi xe còn tương đối mới, dây e chưa quá rỉ sét)
2) nếu dùng cách 1 ko dc thì dành dùng cách sau, đó là vặn nút galanty về mức tối thiểu, khi đó khi vận hành tua máy sẽ tầm 4-6000, có thể chạy mà ko cần kéo ga :v nhưng ít ra vẫn lăn bánh dc.
- Khắc phục biện e gió bằng cách vệ sinh lại, or nếu cảm thấy ko cần thiết thì tháo bỏ lun cần e, vì đấ số e gió kẹt là do có vài cao nhân toáy hoáy, kéo em nó lúc em nó đang yên vị trong bãi giữ xe or đâu đó....
- Bệnh "rụng" signal :p:
Bệnh này nói là rụng chứ thật ra do thiết kế của xe thôi, vị trí 4 cái signal khá dài và đưa ra ngoài nên thường bị va quệt trúng. và chủ yếu là gãy phần cao su. Lưu ý là phần này giúp đèn signal đàn hồi với những lực tác dụng vừa phải, và cũng góp phần giúp cai đèn signal tòn teng khi đi wa đường xấu (run run)
= Bệnh này sau 1 thời gian dài nghiên cứu cách fix thì e rút ra dc 2 cách:
1) cắt bỏ phần bị gãy (phần cao su lồi ra khỏi nhựa, làm phần tiếp xúp giữa thân đèn và đuôi xe) khi cắt bỏ phần này thì đèn signal đã dc thu ngắn đi 1.5cm , do cắt bỏ đi phần cao su nên tất nhiên là phần răng vặn vào đuôi xe cũng bị cắt bỏ, lúc này mh sẽ thay phần răng đó là 1 cái van của ruột xe máy. bằng cách tháo thân đèn ra, sau đó dùng sức vặn cái van xe máy từ phía trong phần cao su còn sót lại lòi ra ngoài sao cho giống như phần răng của đèn zin là dc, sau đó dùng keo 502 cố định lại (or ko cũng dc), vì con tán của van xe máy khá mỏng ko đủ sức siết chặt như con tán của đèn zin nên e khuyến khích các bác dùng 2 con tán của van siết phụ nhau. (cách này giành cho các bác thích giữ zin và bao bền :v)
2) thay signal mới ngoài tân thành >150k 1 cặp, chịu khó lựa loại nào có cao su và ngắn ngắn 1 tý là dc :p (kiến nghị cách này)
- Bệnh côn cắt không hết
Bệnh này nói thẳng cũng chẳng phải là bệnh, đây là đặc thù thiết kế của RR, với các lá côn mềm hơn bt, và do tính toán kỹ thuật nên khi bóp côn các lá côn không cách nhau hoàn toàn mà vẫn có sự ma sát nhẹ với nhau nên bánh xe vẫn quay, đó là lý do rr êm ái và lướt hơn các dòng xe khạc đặc điểm này hầu như chỉ khác phục được khi ta thay hẳn các lá côn khác (ví dụ lá côn cacbon) còn ngoài ra ko có cách chỉnh hoàn hảo nào (trừ khi lá côn mòn tẹt)
Ở đây e chia sẻ 1 vài mẹo để tối ưu khoảng cách dây côn cho phù hợp:
+ các ace cô bác chỉnh sao mà khi tay côn ở trạng thái tự nhiên lun có 1 khoảng rơ 1cm là được, tức là bóp côn, côn ko có lực liền mà phải chạy 1 khoảng 1 cm (tính theo càng tay côn chứ ko phải tính theo dây côn) rồi mối có lực là dc.
+ các bác chống đứng xe, nới côn đến mức nhẹ nhất, rồi bắt đầu tăng lên từ từ, thử đến lúc nào mà khi bop côn, vào số 1, bánh xe quay, nhưng khi đạp thắng ròi thả ra bánh xe ko quay tiếp là ok.
Nguồn BikerVietNam
Có thể bạn quan tâm: