Tổng hợp những mẫu mô tô Nhật Bản từng nổi tiếng thống trị thế giới.
Do đó, những chiếc xe Sportbike chạy đường trường đã được chuyển đổi sang các mẫu Superbike cơ bản. Và trong năm 2004 là bước ngoặt lớn nhất khi xu hướng xe mạnh nhất, nhanh nhất đã bị bỏ rơi khỏi thị trường phổ thông.
Thay vào đó, một loạt các mẫu xe với nhiều kiểu dáng khác nhau đã xuất hiện như TMAX, WR250R / X.., mở ra một loại hình hoàn toàn mới trong thế giới xe máy. Việc nghiên cứu và phát triển bị đóng băng một thời gian dài, nguyên nhân trong đó là do dư chấn của trận động đất ở Đại Đông Nhật Bản từng xảy ra vào năm 2011.
Suzuki GSX-R1000
Sau khi Yamaha ra mắt YZF-R1, phân khúc Supersport phân khối lớn đã bước vào thời kì cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn. Vào năm 2001, SUZUKI GSX-R1000 cũng đã được ra mắt.
GSX-R1000 được trang bị động cơ 4 xi-lanh 988cc, công suất cực đại đạt 160 hp đã đánh bại chiếc xe mạnh nhất vào thời điểm đó là Honda CBR900RR (929RR) với hơn 8 mã lực, mặc dù sở hữu trọng lượng khô 170kg như CBR900RR, Tỷ lệ mã lực trên trọng lượng đạt mức cao ngất ngưởng 1,06 kg/hp.
GSX-R1000 được quảng cáo với khẩu hiệu "Own The Racetrack" (vị vua trên đường đua), và thể hiện đặc tính dễ xử lý, nhờ đó sức ảnh hưởng của GSX-R1000 vượt qua YZF-R1 thế hệ đầu tiên, trở thành chuẩn mực mới cho Supersport.
Honda CBR1000RR
Sau những thay đổi trong quy tắc của Giải vô địch siêu mô tô thế giới (WSBK), giới hạn dung tích động cơ 4 xi-lanh đã được tăng từ 750cc lên 1000cc. Bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, HONDA đã sửa đổi hoàn toàn CBR900RR, và không ngần ngại đưa tất cả công nghệ của chiếc xe tham gia MotoGP-RC211V vào CBR1000RR.
Động cơ được thiết kế mới của CBR1000RR giúp tăng dung tích xi-lanh từ 954cc lên 998cc, giảm xóc sau dạng monoshock đa liên kết độc lập với khung chính và trợ lực tay lái điều khiển điện tử lần đầu tiên được sử dụng trên xe thương mại.
Ngoài ra, CBR1000RR mới sẽ không chỉ tính đến mục đích sử dụng đường phố thông thường mà còn giành chức vô địch trên đường đua. Về kiểu dáng, nó được lấy cảm hứng từ mẫu RC211V nên có nhiều lợi thế về khí động học. Điều này cũng khiến CBR1000RR và YZF-R1 mới ra mắt cùng năm trở thành xu hướng chủ đạo của Supersport.
Yamaha TMAX
Xu hướng xe tay ga dạng xe Touring với dung tích lớn đang dần nở rộ khi bước sang những năm 2000, thì Yamaha đã nhanh chóng tung ra mẫu xe tay ga TMAX với dung tích 250cc nhằm tạo nên xu thế. Hiện tại, TMAX vẫn là một mẫu tay ga rất tiêu biểu tồn tại cho đến tận bây giờ.
Honda CBR600RR
CBR600RR có tính tự do rất cao trong thiết kế với Khung hợp kim nhôm kết cấu rỗng được chế tạo theo phương pháp đúc mới. Không chỉ có đặc điểm là trọng lượng nhẹ và độ cứng cao, mà còn là sự đổi mới mang tính toàn cầu. Nó được chào đón nồng nhiệt bởi người hâm mộ trên đường đua và đường phố nói chung.
Honda CB1300
Sau khi CB1000SF tăng dung tích lên 1.300cc vào năm 1998 và trong xu thế người hâm mộ đang hướng đến những chiếc xe mang phong cách thể thao. Cộng với doanh số bán ra của đối thủ Yamaha XJR1300 tăng mạnh, HONDA đã quyết định sửa đổi toàn diện mẫu xe này vào năm 2003.
Honda CB1300SF 2003.
Ngoài việc trang bị động cơ thiết kế mới cho CB1300 thì trọng lượng của xe giảm thêm được 12kg. Trọng tâm cao tạo ra hiệu suất xử lý nhanh chóng, kích thước cơ thể đáng kinh ngạc và hiệu suất thể thao, Honda CB1300SF đã nhanh chóng trở thành mẫu xe tiêu biểu của dòng xe đường phố cỡ lớn.
Năm 2005, CB1300SB với bộ quây đặc biệt được ra mắt đã làm cho thị trường này trở nên sôi động hơn rất nhiều.
Honda CB1300SB 2005.
Yamaha YZF-R6
Yamaha YZF-R6 2006.
Bên cạnh việc chế tạo hệ thống fairing 3D bằng máy tính cũng có tác động lớn đến các thế hệ tương lai, ngay cả YZF-R6 2019 hiện tại vẫn dựa trên nguyên bản 2006 này. Cụ thể trong Giải vô địch siêu mô tô thế giới 2018, YZF-R6 đã độc chiếm 5 vị trí trên bảng xếp hạng hàng đầu của năm.
Yamaha WR250R / X
WR250R (bên phải ảnh) được phát triển với ý tưởng thiết kế "Off-road YZF-R1". Động cơ xi-lanh đơn làm mát bằng nước được thiết kế mới và là mẫu xe đầu tiên có dung tích 250cc sử dụng van hợp kim titan và hệ thống hút khí trực tiếp, mã lực tối đa đã đạt 31 hp.
Không chỉ có hiệu suất động cơ tuyệt vời, WR250R còn là mẫu xe đầu tiên có khung bằng hợp kim nhôm trong số các dòng xe địa hình 250cc được bán trên thị trường, trọng lượng khô chỉ 123kg, WR250X (bên trái ảnh) là phiên bản lốp địa hình với bánh trước và sau 17 inch.
Kawasaki Ninja250R
Năm 2000, Kawasaki đã tung ra Ninja250R như một mẫu xe chiến lược toàn cầu của họ, nó là chiếc mô tô duy nhất có hệ thống kính chắn gió đầy đủ nhất trong số các mẫu xe hạng 250cc tại Nhật Bản lúc bấy giờ. Nó dựa trên thiết kế của chiếc mẫu xe ZZR250 và có liên quan đến ý tưởng của mẫu xe đua ZX-RR từ được Kawasaki sử dụng khi tham gia ở đấu trường MotoGP.
Ngoài ra, Kawsaki hoàn toàn nhấn mạnh vào việc sản xuất bên ngoài thị trường Nhật Bản mà vẫn duy trì chất lượng cao, dẫn đến giảm đáng kể chi phí sản xuất của Ninja250R. Được tung ra thị trường với mức giá dưới 500.000 Yên (giá tại thời điểm năm 2008) và Ninja 250R cũng là một trong những mẫu xe tiêu biểu làm bùng cháy dòng xe 250cc cho đến tận bây giờ.
Kawasaki Ninja 1000
Cơ sở của Ninja 1000 là mẫu xe đường phố nổi tiếng Z1000 phong cách 2010 (bên phải ảnh), với hệ thống chắn gió đầy đủ theo phong cách Sportbiker có thể điều chỉnh 3 vị trí khác nhau bằng tay. Và thậm chí còn được trang bị yên đệm dày, bình xăng 19L, tích hợp thêm vị trí để gắn các thùng hành lý ở yên sau nhằm nâng cao tính thực dụng.
Yamaha MT-09
Thế hệ đầu tiên MT-09 ra mắt và được quảng cáo là bậc thầy về mô-men xoắn, khi được trang bị động cơ 3 xi-lanh với thiết kế mới. Do đặc điểm của động cơ 3 xi-lanh với hiệu suất tăng tốc vọt như động cơ 2 thì, khiến cho MT-09 đã trở thành chủ đề nóng hỏi ngay tại thời điểm ra mắt.
Yamaha MT-09 2014.
Để hướng đến một thân hình nhẹ và nhỏ gọn, MT-09 sử dụng khung hợp kim nhôm được thiết kế mới, trọng lượng chỉ có 188kg và có thể so sánh với các mẫu xe ở hạng 400cc.
Nguồn: moto7
Có thể bạn quan tâm: