Càng đọc càng thấy tác giả bài viết ẩn danh này là một người có niềm đam mê và chơi dấn thân, cùng với khả năng viết của bác ấy mà anh em mê xe cổ chúng ta mới có dịp được đọc ngấu nghiến như chưa từng đọc. Cám ơn tác giả bài viết. Hôm nay em và các bác mê vespa cùng nhau đi đến phần vespa px và chứng bệnh cố hữu của Piaggio: khó khởi động và hay ngập xăng:
Vespa PX và chứng bệnh cố hữu của Piaggio: khó khởi động và hay ngập xăng - ảnh minh họa
Lại nói chuyện xăng, cho dù mức tiêu thụ chuẩn được nhà sản xuất khuyến cáo là 3.7 lít/100 km, con số thực thường cao hơn nhiều. Nếu chạy đường thành phố thì một chiếc xe PX loại tốt sẽ ngốn khoảng 4.2 lít. Nhiều hay ít tùy vào tình trạng và sự chăm sóc của chủ xe nhưng con số khoảng đó là đành chấp nhận chứ không nên đi lạy lục bác sĩ làm gì. Thêm nữa, luôn phải nhớ là bạn đang cưỡi một con hổ dữ 150 phân khối hai thì với thân xác đồ sộ chứ không phải là một chú “chó con” Cub 50.
Điều bất ổn cuối cùng: mặc dù mãnh lực lớn như vậy nhưng PX khá đỏng đảnh. Nếu bạn đi chậm lại thì phải về số tương ứng chứ không thể để như thế mà vít ga được. Nếu không bạn sẽ nghe tiếng “phịt phịt” rồi động cơ yếu dần và tịt ngỏm. Thường các anh em mới nhập cuộc đã quen với sự dễ tính của những chiếc Honda rất hoang mang về điều này. Khá là rắc rối khi chen chúc trong dòng người cồn cuộn và phải liên tục dừng đèn xanh đèn đỏ.
Vespa PX - ảnh minh họa
PX vào Việt Nam từ bao giờ ?
Có lẽ trước khi mạo muội tìm hiểu vấn đề này, thiết tưởng chúng ta cũng nên điểm sơ về lịch sử Piaggio một chút. Đã có rất nhiều bài viết nói về lịch sử hình thành và phát triển của hang xe danh tiếng này nhưng ít người để ý rằng thực ra Piaggio đã trực thuộc sự quản lí của dòng họ Agnelli-dòng họ nổi danh với nhãn hiệu xe hơi FIAT- từ năm 1959. Nghĩa là Piaggio vẫn thuộc về FIAT dù cho các sản phẩm của họ vẫn mang tên cha đẻ, và Piaggio chịu trách nhiệm về sản xuất xe gắn máy còn xe hơi thì FIAT lo. Tất nhiên, lời lãi cha con Agnelli bỏ túi. (Còn một phân nhánh của Piaggio chuyên sản xuất máy bay cỡ nhỏ và các phụ tùng hàng không thì lại thuộc về tay tổ Ferari, người mà ai cũng biết là ai đấy). Khá bất ngờ, phải không ạ?
Có lẽ trước khi mạo muội tìm hiểu vấn đề này, thiết tưởng chúng ta cũng nên điểm sơ về lịch sử Piaggio một chút. Đã có rất nhiều bài viết nói về lịch sử hình thành và phát triển của hang xe danh tiếng này nhưng ít người để ý rằng thực ra Piaggio đã trực thuộc sự quản lí của dòng họ Agnelli-dòng họ nổi danh với nhãn hiệu xe hơi FIAT- từ năm 1959. Nghĩa là Piaggio vẫn thuộc về FIAT dù cho các sản phẩm của họ vẫn mang tên cha đẻ, và Piaggio chịu trách nhiệm về sản xuất xe gắn máy còn xe hơi thì FIAT lo. Tất nhiên, lời lãi cha con Agnelli bỏ túi. (Còn một phân nhánh của Piaggio chuyên sản xuất máy bay cỡ nhỏ và các phụ tùng hàng không thì lại thuộc về tay tổ Ferari, người mà ai cũng biết là ai đấy). Khá bất ngờ, phải không ạ?
Vespa PX và chứng bệnh cố hữu của Piaggio: khó khởi động và hay ngập xăng - ảnh minh họa
Đến những năm 70 thì thời đại tung hoành của xe scooter đi vào hồi thoaí trào. Kinh tế thế giới đã thực sự phục hồi và vùn vụt tăng trưởng. Giấc mơ Ý, giấc mơ Pháp đã theo kịp và vượt lên “American Dream” thời thập niên 50: một mái nhà xinh xắn vùng ngoại ô, chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ, vài đứa con lũn cũn trong nhà, va đặc biệt là một chiếc xe hơi. Đường xã ở Cựu Lục địa đã được tái xây dựng và bổ sung hoàn chỉnh, kinh tế gia đình tăng, vậy thì tội quái gì mà phải gò lưng cực nhọc trên một chiếc xe lùn tịt, chạy như rùa bò? Đặc biệt, châu Âu thời kì này lại rất khoái sinh đẻ, no cơm ấm cật mà, y hệt như nước MĨ những năm sau chiến tranh với phong trào “đẻ thả cửa” (BabyBoom- hệt như cái nick của một anh bạn trên diễn đàn này), thật khó mà tưởng tượng được cảnh một “ông tây” cõng một “bà đầm” và lít nhít một lũ “Tây con” trên chiếc xe bé tẹo (giống cảnh bố mẹ ta chở anh em ta cùng một lũ gà vịt, sắn mì, lóp ngóp đạp xe về quê ăn Tết thời bao cấp). Dân chơi xe gắn máy cũng ngán tận cổ những “con rùa” hay dở chứng mà tìm đến với những chiếc mô-tô đồ sộ đầy mãnh lực đầy cá tính và đặc biệt là tốc độ như tên bắn có thể đáp ứng được mọi yêu cầu về tốc độ của hệ thống freeway vốn trở nên phổ biến. Thêm vào đó, các hang xe gắn máy Nhật Bản với những mẫu xe tiện nghi và đa dạng, lại đáng tin cậy và rẻ tiền đã tràn ngập khắp nơi, chiếm được sự yêu thích của đại đa số những người đi xe gắn máy (đến bây giờ sức mạnh này vẫn không hề suy giảm). Một số hãng èo uột dần rồi ngỏm củ tỏi (anh chàng innoceti tội nghiệp là một ví dụ), một số hang cố cầm cự qua ngày. Vespa cũng chịu chung số phận đau thương. Ngoài một số thị trường ở thế giới thứ ba như Ấn Độ, Đa Đảo..vv còn tương đối mặn mà với “con ong”, các thị trường truyền thống khác lần lượt đội nón ra đi. Đáng buồn thay, trong đó có Việt Nam. (Sưu tầm).
Có thể bạn quan tâm: