Vì đâu giá xăng thêm khoảng 200 đồng/lít khi đến người tiêu dùng? - ảnh minh họa
Tại văn bản điều hành giá xăng dầu ngày 19/8 vừa qua, Bộ Công Thương cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 718/BTC-QLG ngày 18/8/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính toán theo Nghị định 100 có hiệu lực ngày 1/7, quy định thuế tiêu thụ đặc biệt được tính trên mức giá đầu ra (bao gồm cả các chi phí) thay vì chỉ tính trên giá nhập như trước đó.
Trường hợp, giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Hướng dẫn của Bộ Tài chính với những nội dung quan trọng nên trên
chỉ có trước một ngày điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 83.
Với việc áp dụng Nghị định 100/2016/NĐ-CP, thay vì tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với mặt hàng xăng là bằng 10% tổng giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính dựa trên giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trong khi, giá của mặt hàng xăng được xác định theo Thông tư liên tịch số 39 ngày 29/10/2014 bao gồm giá nhập khẩu (CIF) x tỷ giá ngoại tệ, thuế nhập khẩu, lợi nhuận định mức, chi phí định mức, quỹ bình ổn, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định…
“Như vậy, với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế. Việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sẽ khiến giá xăng hiện tại bị vênh với giá xăng theo cách tính cũ, lên đến 200 đồng/lít. Điều này ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu”, vị chuyên gia này phân tích.
Ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng
phải xem xét lại có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng hay không. - ảnh minh họa
Theo Luật 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, đối với mặt hàng xăng thì nộp tại khâu bán ra và thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu sẽ được khấu trừ.
Tiếp đến, theo hướng dẫn tại Nghị định 195 thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra nhưng trừ mặt hàng xăng, nghĩa mà mặt hàng xăng chỉ nộp tại khâu nhập khẩu.
Tuy nhiên, Theo hướng dẫn tại Nghị định 100 và theo Luật 106 thì không loại trừ mặt hàng xăng, nghĩa là mặt hàng xăng sẽ phải kê khai nộp tại đầu ra và thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào (khâu nhập khẩu) sẽ được khấu trừ như thuế giá trị gia tăng.
"Nếu thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá cơ sở hiện tại chưa đúng với quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định 100", vị chuyên gia này nêu quan điểm.
Chưa bàn đến việc thuế tiêu thụ được áp dụng theo cách tính mới từ ngày 1/7 phù hợp hay không phù hợp, ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, phải xem xét lại có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng hay không.
“Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ nên áp với những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng như thuốc lá, rượu, bia... còn xăng là mặt hàng sử dụng hàng ngày, thiết yếu thì không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt”, ông Long khẳng định. Nguồn Nguyễn Thảo/Bizlive
Có thể bạn quan tâm: