Yamaha fz150i là dòng xe nakebike dành cho Nam.
Dưới đây là bài viết của bạn trẻ này:
Các bạn đừng nói tại vì không hãng xe nào tại Việt Nam mang côn tay về bán, có nhiều đấy, nhưng khách hàng đâu có mua.
Tôi chắc chắn 100% những bài viết hay chủ đề bàn luận về thị trường môtô đang nhen nhóm tại Việt Nam sẽ có những ý kiển kiểu như: "tại sao con trai Việt Nam suốt đời đi xe máy nữ", "tôi muốn nam giới phải đi một chiếc môtô nam tính". Và tôi cũng chắc chắn đến 99% rằng, những người bình luận như thế đều đang chạy một chiếc "xe nữ".
xe nữ mà các bạn nói là cách gọi được ghi trong đăng ký xe, phần lớn dành cho những dòng underbone và xe ga, gần như trọn vẹn thị trường xe máy Việt. Cách gọi này có lẽ ảnh hưởng từ xe đạp trước đây, khi xe có khung ngang gọi là xe nam, còn không đều là xe nữ. Các bạn đi xe nữ, cũng không yếu đuối thêm, mà đi xe nam thì cũng không mạnh mẽ lên được đâu.
Xe máy nam được hiểu là dòng xe có bình xăng ở phía trước như sportbike, nakedbike. Những dòng xe này có thiết kế thể thao, khỏe khoắn và thường phù hợp với vóc dáng nam giới, tất nhiên có rất nhiều chị em ưa chuộng. Tại Việt Nam, trước khi Suzuki phân phối EN-150A hay Yamaha giới thiệu FZ150i và tới đây là Honda MSX, thì đã có rất nhiều các mẫu môtô nhập khẩu, nhưng có ai sử dụng đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc khách hàng trẻ Việt chưa sử dụng các dòng xe này, từ mức giá, cách vận hành cho tới mức độ tiện dụng. Ước muốn và nhu cầu của người tiêu dùng chưa thực sự đồng quy.
Thứ nhất, mức giá cao. Các mẫu xe nhập khẩu tầm 150 phân khối phù hợp với tất cả mọi người, chỉ cần bằng A1 có giá khoảng 100 triệu. Đành rằng mức giá này cao so với khả năng chi trả của phần đông khách hàng, nhưng một bộ phận khác thì sao. Những nam thanh niên đang sử dụng SH, Vespa nhập khẩu đâu?
Thứ hai, không có kinh nghiệm. Bao gồm kinh nghiệm chạy xe côn tay và kinh nghiệm bảo dưỡng, sửa chữa. Người Việt có tâm lý ngại tiếp nhận cái mới, nhìn thấy xe côn tay như kiểu một vùng trời khác, mà chỉ dành cho những anh chàng cá tính hay tín đồ của môtô phân khối lớn, do đó không chịu học cách chạy để làm quen với loại xe này.
Nhiều bạn nói "suốt ngày chỉ đi xe Nữ?" trên thật tế do nhu cầu phải chạy xe tiện dụng và xe tay ga là sự tiện dụng đó. Một phần ảnh hưởng của định kiến "sang phải đi xe ga", nhưng trên thật tế cho thấy đi xe tay ga không phải là Sang.
Thứ ba, người Việt không sử dụng xe một mình. Chiếc sh có thể sử dụng cho bố mẹ, chị gái, anh trai, mọi lứa tuổi, giới tính trong gia đình. Nhưng dựng chiếc CBR150R ở góc nhà, chỉ có mình bạn chạy được, đó là mất đi tính "tiện".
Thứ tư, mà tôi nghĩ nó quan trọng nhất, là thói quen sinh hoạt. Chiếc xe của người Việt có thể dùng vào nhiều việc, từ đi chợ, đi học, đi làm, gặp gỡ bạn bè. Đành rằng có thể các bạn thích chạy một chiếc sportbike hơn là xe ga, nhưng trong điều kiện giao thông và sinh hoạt như ở Việt Nam thì ai sẽ chịu chôn chân hàng giờ đồng hồ trên đường tắc, mỏi nhừ tay vì bóp côn? rồi ai chịu khó ăn vận áo vest, xơ vin giày đen, cặp xách tay rồi ngồm chồm lên R15, mũi giày đen vừa đánh bóng loáng bị dơ vì gảy số? Nữa này, mà quan trọng lắm, bao nhiêu là cặp, túi, đồ ăn, thức uống, túi quà cho người yêu, có cốp xe đâu mà đựng?
Đến đây chắc nhiều bạn đang phật ý, nghĩ rằng "nói linh tinh, thế ở Thái Lan, Ấn Độ cũng thế đấy, có làm sao đâu, sao môtô họ vẫn phát triển?". Bởi họ không quan niệm xe nữ, xe nam.
Thực tế là thị trường xe ga ở những nước này có quy mô còn lớn hơn Việt Nam chúng ta, nó tồn tại song song với các xe nam sportbike, nakedbike như mọi người nói. Người ta vẫn chạy đầy đường từ Wave tới Vespa, CBR150R hay R15. Bởi lẽ, mức giá ở đây không quá chênh lệch để thiết lập thành hẳn một mảng thị trường khác như Việt Nam, nó chỉ đơn thuần là một dòng xe để lựa chọn.
Khi các hãng đang từng bước đưa môtô cỡ nhỏ về Việt Nam với mức giá vừa phải, đủ để cạnh tranh với những dòng xe máy khác, thì rào cản tâm lý đã hình thành từ lâu khiến khách hàng Việt chưa sẵn sàng để thay đổi.
Nguồn: bạn đọc tại Tinhte.vn.
Có thể bạn quan tâm: