Trong bài trước, tôi có bàn về xe quân sự đức trong đệ nhị thế chiến . Vậy các nước khác dùng xe gì vào thời đó? Dưới đây xin được điểm qua một số mẫu xe chiến trường mà tôi ấn tượng nhất.
Anh – Royal Enfield WD/RE
WD/WE còn có một cái tên dễ nhớ hơn: “Flying Flea” – Bọ chét bay. Danh hiệu này bắt nguồn từ đặc tính siêu nhẹ của chiếc xe – tròm trèm 60kg.
flying flea được sản xuất dựa theo nhu cầu liên lạc giữa các binh đoàn anh tại tiền tuyến, những nơi không có sóng điện thoại và địa hình xấu. Những chiếc xe này được máy bay thả xuống chiến trường bằng dù để làm nhiệm vụ, vậy nên chúng cần có kết cấu nhẹ và bền vững đủ để việc hạ cánh không làm hỏng xe. Royal Enfield trang bị cho chúng động cơ 126cc, tốc độ tối đa 72 km/h, chạy được mọi loại xăng thời đó.
Anh – Royal Enfield WD/RE
WD/WE còn có một cái tên dễ nhớ hơn: “Flying Flea” – Bọ chét bay. Danh hiệu này bắt nguồn từ đặc tính siêu nhẹ của chiếc xe – tròm trèm 60kg.
flying flea được sản xuất dựa theo nhu cầu liên lạc giữa các binh đoàn anh tại tiền tuyến, những nơi không có sóng điện thoại và địa hình xấu. Những chiếc xe này được máy bay thả xuống chiến trường bằng dù để làm nhiệm vụ, vậy nên chúng cần có kết cấu nhẹ và bền vững đủ để việc hạ cánh không làm hỏng xe. Royal Enfield trang bị cho chúng động cơ 126cc, tốc độ tối đa 72 km/h, chạy được mọi loại xăng thời đó.
Một số lượng khá lớn FF đã tham gia các trận đổ bộ bờ biển của quân Anh trong khoảng 1943 – 1944. Tính dã chiến và nhẹ nhàng của chúng rất xứng đáng với khẩu hiệu: “Xách xe lên và đi”.
“Xách xe lên và đi”.
Hoa Kỳ – Harley Davidson WLA
Harley – Davidson WLA là mẫu xe phổ biến nhất của quân Hoa Kỳ tại chiến trường châu Âu. Chúng được phát triển từ phiên bản dân sự WL, thay đổi một vài đặc tính và gắn thêm chữ “A” (Army) rồi được đưa ra chiến đấu.
WLA được gia cố và cải tiến để đèo thêm hai hộp đạn phía sau và bao đựng súng Thompson ở phuộc trước.
Hộp đạn dự trữ ở phuộc trước.
Vè chắn bùn của xe được làm lại nhằm đảm bảo bùn đất sẽ dễ dàng rơi ra ngoài qua hai cạnh thay vì tắc lại. Cơ cấu khung và ghế sau được gia cố để có thể chở khối lượng nặng như hộp đạn, bộ đàm mà không bị sập hoặc bênh xe. Phuộc trước còn được thiết kế để gắn thêm bao đựng súng trường một bên, và hộp đạn dự trữ ở phía bên kia.
Động cơ xe được cải tiến đáng kể. Lọc gió thông thường được thay bằng lọc gió bể dầu – sau này được dùng trong máy kéo – để tiện cho việc bảo trì. Thay vì thay cả bộ lọc gió, chủ nhân chiếc xe chỉ cần đổ dầu bẩn đi và đổ dầu máy mới vào đó. Các te cũng được thiết kế lại để ngăn nước tràn, nhờ đó WLA có thể chạy bình thường trong điều kiện ngập nước hơn 40 cm.
Một đơn vị lính sử dụng WLA.
Ba Lan – Sokół 1000
Sokół – đọc là /sokuw/ – trong tiếng Ba Lan nghĩa là “chim ưng”. Sokół 1000 là mẫu xe lớn nhất, nặng nhất của Ba Lan được sử dụng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Từ năm 1931, chúng được làm ra với mục đích thay thế xe Harley – Davidson nhằm làm giảm sự lệ thuộc công nghệ vào người Mỹ.
Trong quá trình nghiên cứu sản xuất Sokół 1000, tiêu chí bền bỉ và ổn định được đặt lên hàng đầu, đảm bảo phải sử dụng được trên mọi địa hình xấu và điều kiện bảo quản kém. Việc kiểm soát chất lượng xe cũng hết sức gắt gao, cứ 10 xe ra lò lại có một chiếc được đưa ra kiểm tra thông số, và tất cả xe đều phải được thử nghiệm trên đường thật trước khi đưa đến tay người dùng.
Sokół 1000 còn được trang bị thuyền với mối ghép linh hoạt, có thể tháo lắp nhanh chóng.
Tuy nhiên do đề cao yêu cầu đó, sản phẩm ra đời dù cực kỳ bền nhưng lại quá nặng và cồng kềnh cùng với chi phí sản xuất tốn kém (800 Mỹ kim cho bản dân sự – tương đương một chiếc ô tô đương thời). Kích thước của một chiếc Sokół là 2,5m chiều dài và 1,7m bề ngang – một thử thách không hề nhỏ đối với cả một người lính. May cho họ, Sokół 1000 chưa bao giờ được đưa ra chiến trường vì Ba Lan thất thủ quá sớm.
Liên Xô –Ural M72
Tại Liên Xô trước chiến tranh, ngành công nghiệp mô tô quân sự không nhận được nhiều quan tâm. Tuy nhiên, sự thành công của quân Đức trong chiến thuật tấn công thọc sâu phối hợp thiết giáp và không quân với sự dẫn đường yểm trợ của sidecar khiến người Nga suy nghĩ lại. M72 ra đời dựa trên nguyên mẫu BMW R71 vốn được Đức cung cấp cho Liên Xô sau Hiệp ước Xô – Đức 1939. Các kỹ sư Liên Xô đã nhanh chóng mổ xẻ R71, phân tích và mô hình hóa chúng để phục vụ việc phát triển mẫu xe cho riêng mình.
Một đơn vị lính dùng M72 của Liên Xô.
M72 cũng tương tự như R71 là sidecar với cùng mục tiêu tạo thành các đơn vị lính cơ động trang bị súng máy và có thể kéo thêm rơ moóc nặng 1 tấn rưỡi đi với tốc độ 85 km/h. Chúng được lắp động cơ 750cc 22 mã lực, dã chiến hơn R71 vì có thể sử dụng được nhiều loại xăng đểu và cũng ít tiếng ồn hơn.
M72 ngoài đời thực.
Cho đến khi kết thúc chiến tranh, có khoảng 25 ngàn chiếc M72 đã được xuất xưởng.
Pháp – Vespa 150 TAP
Đây là câu chuyện sau Thế chiến, nhưng vì chiếc xe quá độc đáo nên tôi vẫn kê vào đây. Trong các quốc gia, có lẽ quân đội Pháp là hài hước nhất khi lựa chọn một chiếc xe tay ga để đi lại trên chiến trường, thậm chí còn nhét súng dưới ghế ngồi. Hy vọng nó không quá nóng.
Lãng mạn và chết chóc, trên hết là tính hài hước của người Pháp.
Vespa 150 TAP – hay còn gọi là Bazooka Vespa – do ACMA sản xuất theo đơn đặt hàng của không quân. 150 TAP sẽ được hộ tống bằng máy bay và thả xuống thực địa bằng dù theo từng cặp. Chúng được trang bị một khẩu SKZ (súng không giật) 75 li M20 của Hoa Kỳ với báng nằm trên yên xe và nòng đục yếm hướng ra phía trước. Khoảng 800 chiếc 150 TAP được quân Pháp huy động trong cuộc chiến tranh Angieria (1954 – 1962).
Khẩu M20 khi được tháo rời.
By Lọ Mọ từ Manup
Có thể bạn quan tâm: