Mũi nhọn của sự nghiệp công nghiệp hóa
Để có ngành chế tạo - chứ không đơn thuần là lắp ráp - xe hơi, chúng ta phải có khả năng sản xuất các phụ tùng, linh kiện. Nhưng nếu muốn phát triển việc sản xuất linh kiện và phụ tùng xe hơi, cái cần thiết đầu tiên là phải có nhiều người mua, tức là phải có nhiều xe - nhiều xe cần sửa chữa và thay thế phụ tùng. Không ai dại gì đầu tư vào sản xuất khi thị trường quá nhỏ. Vì thế, chính sách hạn chế xe hơi không chỉ làm nhà nước thất thu một khoản thuế to lớn, mà về dài hạn còn là cách tốt nhất để bóp chết từ trứng nước ngành chế tạo xe hơi - ngành mũi nhọn của sự nghiệp công nghiệp hóa. Và điều này đang diễn ra trên thực tế.
Tác nhân thúc đẩy hiện đại hóa lối sống
Tác nhân hiện đại hóa đô thị
Biểu tượng của thành công cá nhân và của chính sách “đổi mới”
Không đơn thuần là một phương tiện giao thông, chiếc xe hơi còn là một biểu tượng.
Trước hết, chiếc xe hơi đã trở thành biểu tượng của thành công cá nhân, gần giống như chiếc xe Honda Dream giữa thập kỷ 90 ở thế kỷ trước, khi cưỡi trên chiếc xé máy là cưỡi trên cả một tòa nhà, khi nhiều người bán cả ruộng vườn để đổi lấy chiếc xe máy mơ ước. Bây giờ, thật khó mà tin một vị giám đốc, một công chức thành đạt mà lại thiếu chiếc xe hơi. Vì thế có một điều tưởng là nghịch lý nhưng thật ra lại không khó hiểu: xe càng đắt người ta lại càng cố mua. Đơn giản vì xe càng đắt thì tính biểu tượng của nó càng cao.
Chiếc xe hơi còn là một biểu tượng thành công của chính sách Đổi mới. Hơn bất cứ thứ gì khác, việc chiếc xe máy thay thế cho xe đạp để rồi đến lượt xe máy lại bị thay bằng những chiếc xe hơi bóng lộn đang minh chứng cho những thay đổi to lớn chưa từng có của đất nước. Dòng xe hơi bóng lộn, trong đó có cả những nhãn hiệu đắt nhất thế giới, không chỉ làm sửng sốt các du khách phương Tây. Chiếc xe hơi, vì thế, còn là lá phiếu ủng hộ, cổ động đường lối đổi mới của đất nước ta
Ngô Tự Lập