Honda Wave RS 110 xe số tự động (ảnh minh họa)
Vào vấn đề
Âm côn là gì: Âm côn (hay còn gọi là ép côn/cắt côn/ép số) là động tác cắt liên kết quay giữa bánh trớn (là bánh nối trực tiếp với trục khuỷu động cơ, là bánh chủ động) và hộp số thông qua bộ côn (gồm các lá bố mỏng kẹp giữa những lá thép, thường gọi dân gian là “nồi côn”)
Có hai kiểu âm côn chính cho ae nha:
- Cắt nửa
- Cắt hết
Mọi người đừng vội phán chuyện như là “cắt nửa thì côn còn dính, cắt hết thì côn mới hết dính hoàn toàn” hay là “cắt nửa mòn côn, cắt hết không mòn này nọ”… các kiểu, tại vì em gọi cắt nửa cắt hết vốn chỉ để phân biệt 2 cách thôi!
- Cắt hết:
b/ Đặc điểm:
- Nguyên tắc giống hệt với việc bóp côn (ambrayage) trên xe côn tay
- Âm côn kết hợp với vào số
- Âm côn bằng cách giẫm về phía trước, sau khi âm côn thì sẽ vào luôn số trên. VD: Đang chạy ở số 2, giẫm mũi chân về phía trước rồi giữ nguyên, khi âm côn xong nhả chân ra thì hộp số trả vào số 3.
- Âm côn bằng cách giẫm về phía sau thì cũng giống như về phía trước, nhưng đi kèm là thay vì vào số trên thì nó sẽ trả về số nhỏ hơn, khó khăn hơn giẫm về phía trước ở chỗ là cần phải mớm thêm gia cho hợp tua máy, nếu không thì xe sẽ bị giật như kiểu đang đi 40km/h ở số 3 mà trả cái rụp về số 2 làm xe bị giật mạnh về phía sau.
- Xe đi số cao về số thấp sẽ hợp lí hơn, VD như khi cần giảm tốc chuẩn bị dừng đèn đỏ. Đang đi ở số 3 hay 4 thì âm côn để xe trôi dần đến vạch dừng, khi dừng lại rồi thì trả nốt về số 1
- Xe từ số thấp lên số cao thì ít dùng hơn, thường chỉ dùng để đổ dốc: tốc độ chậm trên đỉnh dốc, sau khi đổ dốc thì tốc độ tăng lên cho nên có tiện thì vào luôn số cao hơn.
- Có nhược điểm là: Khó canh để mớm ga cho phù hợp bước số khi đi ga lớn. VD như số 2 đi 30km/h mà âm côn về số 1, phải chờ cho xe giảm tốc còn khoảng 7km/h rồi mới nhả chân được. Do đó khi giảm từ 30km/h -> tầm 20km/h mà cần tăng tốc trở lại thì không còn cách nào khác, hoặc là chờ cho xe về còn 7km/h rồi nhả chân cho nó về số 1 rồi tăng tốc lại, còn không thì phải biết mớm ga vào để tăng tốc trở lại (cần phải cảm nhận được vòng tua máy nhé thì mới làm được trò này nhé, không thì xe sẽ bị giật đó)
- Ban đầu thì em âm côn kiểu trả số giữ luôn, tầm 1 tuần thì thuần thục thôi, sau đó em cảm nhận được tua máy qua độ rung, độ gằn của máy để mớm ga cho phù hợp. Có lần em đi 60km/h ở số 3 mà lỡ âm côn, trả về số 2 ở tầm 50 -> 55km/h rồi mớm hết ga, sau đó nhả chân cho nó về luôn số 2 rồi vào lại số 3 để đi tiếp mà không gặp vấn đề gì.
- Cách này em cũng dùng để bứt tốc mạnh. Cụ thể là như đi số 3 ở 30km/h, em đang muốn tăng tốc thật nhanh thì em sẽ trả về số 2, sau đó nhồi cho tua máy cao hơn tua-máy-cần-để-trả-về của bước số 2, sau đó nhả từ từ cần số, khi côn dính trở lại cũng là lúc tốc độ xe bắt đầu tăng dần lên để hợp với tua máy. Đây là chiêu mà mấy anh nài xe hay dùng để bốc đầu, nhưng thay vì buông ngay cần số để bốc đầu thì em chỉ nhả từ từ cần số.
a/ Khái niệm: Cắt nửa nghĩa là dùng mũi chân (hoặc gót chân) để giẫm nhẹ lưng chừng lên cần số (hoặc gót số), nhớ là không giẫn hết cỡ nha! Chỉ giẫm khoảng một nửa thôi, không nhất thiết là phải giẫm quá sâu, chỉ cần giẫm sâu đến vị trí mà khi ta nhả ga rồi nhưng xe vẫn không giảm tốc là được.
Đặc điểm:
- Em nói luôn là đừng ai bảo ép côn kiểu này thì côn cắt không hết nhé, sẽ không có chuyện các lá côn chà sát lên nhau gây mòn là bố nồi côn đâu, có thể kiểm nghiệm ngay bằng cách:
+ Dựng chống đứng (chống giữa)
+ Ép nhẹ lên cần số, ép sâu bao nhiêu tùy thích, miễn là đừng vào luôn số là được
+ Chân phải đạp giò đạp nổ (cần khởi động)
->Nếu như đạp mà không thấy trở lực (đạp cái tuột lút xuống luôn chứ không làm kịch kịch như khi đạp nổ máy bình thường) thì xác định là côn đã cắt rồi. Bởi vì nếu côn chưa cắt, cần đạp nổ sẽ nặng do trở lực nối vào trục khuỷu và piston vẫn còn, khi cắt côn rồi thì lực nối đó không còn nữa nên đạp phát tuột luôn.
- Việc ép nhẹ này cũng giống như cách các ae đi côn tay chỉ dùng 2 ngón tay (trỏ và giữa) để bóp côn đến khi đòn tay côn chạm vào các ngón còn lại (áp út và ngón út) thì họ đã nhả côn trở lại để vào nhanh số, không nhất thiết phải dùng cả 4 ngón để bóp hết côn. Tất nhiên sẽ có 1 điểm mà các lá côn bắt đầu tiếp xúc với nhau trước khia nhả hết côn, điểm đó được gọi là điểm tiếp xúc (Friction Point), là thời điểm áp suất giữa các lá côn bắt đầu tăng dần lên đến khi dính chặt vào nhau.
- Cắt nửa so với cắt hết thì tác động vào lá côn cũng tương tự như nhau, không có chuyện ép nửa thì côn ko cắt hết nên gây ma sát đâu nha. Đừng quá lo lắng chuyện cắt hết hay không hết.
- Cắt nửa có ưa điểm hơn cắt hết là không lo việc phải mớm nhiều ga như khi cắt hết (trả từ số cao về số thấp), từ đó thì không cần lo lắng nhiều khi phải tính toán là nên ép số lên hay ép số xuống
- Xe em không có vấn đề gì hết, em âm côn kiểu cắt nửa suốt 4 tháng nay rồi, vẫn y như hồi còn âm côn kiểu cắt hết, quan trọng nhất là phải biết mớm ga cho hợp và phải nhả chân côn từ từ.
- Âm côn cắt nửa ở xe số tự động giống 80% so với bóp côn ở xe côn tay(bỏ qua nguyên lý nhé, vì các chi tiết kĩ thuật thực hiện việc cắt côn của xe côn tay và xe số tự động thì khác nhau rồi, cả thứ tự vào số nữa nha), khác 10% chỗ là dùng chân thay vì dùng tay. Nếu cần sang số thì ấn mạnh 1 phát là vào luôn số kế, nhưng nếu như ban đầu giẫm nhẹ về trước thì không còn cách vào số nào khác ngoài trả số lớn hơn, còn ban đầu mà lỡ nhấn nhẹ về sau thì cũng chỉ còn cách trả về số thấp hơn, đó là 10% còn lại.
- Lưu ý quan trọng quyết định đó là việc phải đảm bảo cho khi đang âm côn, chân phải giữ thật chặt. Nhiều khi đang âm côn mà gặp ổ gà nó thụt 1 phát, vì bàn chân không có điểm tựa (do phải gìm chân sao cho vừa cắt côn mà vừa không vào số) nên cần số dễ bị giãy lên hoặc giãy xuống, làm cho mình không kịp mớm ga mà côn đã dính lại thì xác định là làm giật xe, hoặc là làm hộp số vào luôn số khác. Điều này thì là điểm trừ cho cắt nửa so với cắt hết, vì khi cắt hết thì chân chỉ cần đè chặt lên cần số, do đó khi qua ổ gà chỉ cần đè chặt lên cần số sao cho không bị giãy lên là được.
Ngoài lề:- Từ lâu thì nguyên tắc cắt côn vốn cũng chỉ chủ yếu là chuyển số và giữ cho máy không bị tắt khi tua máy về galanti (tốc độ cầm chừng), nhưng về thực tế thì cắt côn cũng trở thành một thú vui của các tay nài. Họ thích lướt đi thật êm, thật nhẹ ở tốc độ cao, bỏ lại tiếng máy nổ ở sau lưng, thích lắng tai nghe tiếng gió vùn vụt đệm vào tiếng sên lịch xịch mạnh mẽ.
- Có nhiều vấn đề cũng như các tác hại mà biệc đi xe máy âm côn gây ra, đặc biệt là ở xe số tự động, bởi vì như đã nói trên, côn ở xe số tự động vốn chỉ để vào số thôi (việc giữ máy ở galanti đã có bố nồi 3 càng đảm nhiệm). Từ đó để có được cảm nhận thích thú như nói trên thì cũng có cách, nhưng với những cách đó sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến các chi tiết máy, nhất là bộ côn.. Đừng quá quan tâm đến chuyện vấn đề gì sẽ xảy ra với chiếc xe khi mình âm côn, đằng nào thì chiếc xe cũng cần phải được bảo trì thường xuyên để tránh hỏng vặt, sẽ chẳng ai tiếc vài ngày trong tuổi thọ của các lá côn hay vài trăm nghìn thay những lá côn mới để thỏa mãn sở thích lướt đi nhẹ nhàng trên chiếc xe máy của mình.
Tác giả Sezovsky
Nguồn BKVN
Nguồn BKVN
Có thể bạn quan tâm: