Là động vật thích môi trường khô, ấm, kín đáo nên các hốc, không gian rỗng trên ôtô, xe máy luôn là "miền đất hứa" của chuột. Theo thợ dán nilon trên phố Cao Bá Quát, khi thay vỏ, cốp xe ga thì rất nhiều trường hợp chuột chui vào làm ổ. Chúng mang theo đủ loại rơm, rác bẩn. Ảnh: TT. |
Hai răng cửa liên tục dài khiến chuột cắn mọi thứ để làm răng mòn đi. Dù đó là dây điện hay ống dẫn xăng. |
Một số trường hợp chúng cắn đứt dây hoàn toàn, nhưng đôi khi chỉ làm hở lõi. Dây đứt dễ được phát hiện vì hư hỏng biểu hiện ra ngay bên ngoài. Động cơ không khởi động được, đèn, còi không hoạt động. Còn nếu chỉ hở lõi dây, thì rất khó để nhận ra nếu xe không được kiểm tra định kỳ vì mọi chức năng của xe vẫn làm việc bình thường. Ảnh: Fourwheelforum. |
Hệ thống điện trên xe máy thường nối mát thân (cực âm của bình điện nối ra khung), Xe bị rung khi động cơ làm việc hoặc đi trên đường xóc có thể khiến dây dương hở lõi chạm mát, chập điện xuất hiện. Cường độ dòng tăng cao, lõi dây nóng nên. Tại những nơi có điện trở cao như vị trí tiếp xúc hay mối nối, nhiệt sinh ra nhiều hơn. Nhiệt nóng làm chảy, thậm chí cháy cả vỏ cách điện. |
Không chỉ dây điện ở xe ga, mà ở cả xe số chuột cũng cắn. Ảnh: Triumphrat |
Kế cấu xe ga thường có dạng hộp, toàn bộ khối động cơ được che chắn từ trên xuống dưới, hơi xăng rò rỉ khó thoát ra ngoài, lâu ngày tích tụ gặp tia lửa điện hay nguồn nhiệt nóng dễ bùng cháy. |
Chiếc xe SYM Attila mất ống dẫn nhiên liệu thừa. Xăng rớt xuống máy nóng có nguy cơ làm cháy xe. |
* Thêm ảnh chuột làm tổ trong Honda Air Blade |
Thế Hoàng