Theo quan điểm của Jim Ziemer, Harley-Davidson sẽ gặp không ít các rào cản được dựng lên từ chính phủ các nước này. Đặc biệt, nếu vào Ấn Độ hay Việt Nam, nhà sản xuất danh tiếng nước Mỹ còn phải tạo được một thương hiệu riêng chứ không để người tiêu dùng lầm lẫn sản phẩm của mình chỉ là phương tiện giao thông giá rẻ.
""Chúng tôi sẽ phải cạnh tranh một cách mạnh mẽ để có thể cho mọi người thấy Harley-Davidson là biểu tượng của dòng xe chơi đúng nghĩa", Ziemer nói.
Chiếc V-rod đời 2007 của Harley Davidson. Ảnh: AP. |
Hiện tại, Harley-Davidson xuất khẩu khoảng 20% số xe mà hãng này chế tạo. Trong đó, Trung Quốc, Canada, Australia là những thị trường lớn nhất. Năm ngoái, lượng xe bán ở nước ngoài của Harley tăng 16,5% trong khi doanh số tại chính quốc giảm 5,9%.
Ngày 1/5, Harley-Davidson cũng lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng sẽ không xuất khẩu sang Ấn Độ. Không những thế, Harley còn đang làm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường đông dân thứ hai thế giới. Vấn đề lớn nhất mà Harley-Davidson gặp phải là quy định cắt giảm khí thải xe máy mà Ấn Độ vừa đưa ra. Ngoài ra, hàng rào thuế quan cũng gây không ít khó khăn. Hiện tại, nếu tính tất cả các loại thuế, một chiếc xe máy nhập khẩu có giá cao gấp đôi so với giá khai báo.
"Chúng tôi hy vọng và làm mọi cách để giải quyết vấn đề thuế nhập khẩu. Nhưng Harley-Davidson không từ bỏ kế hoạch tiến vào Ấn Độ", Bob Klein, người phát ngôn của Harley-Davidson nói.
Trọng Nghiệp (theo AP)