Cả hai thương hiệu đều khẳng định họ có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trên tầm vĩ mô, nhưng liệu họ có cùng nhau bảo dưỡng những dòng xe phổ biến không?
Ông Michael Sprague, Phó tổng giám đốc maketing và truyền thông nói với New York Time: "Việc tổ chức phân phối, tiếp thị sản phẩm và bán hàng của Kia Mỹ vận hành độc lập". Ông bổ sung thêm công ty chia sẻ một vài hiệu quả công nghệ "tương tự như cách với bất kỳ một nhà sản xuất ôtô toàn cầu khác".
Chiếc Kia Sorento (trái) và Hyundai Santa Fe ngày càng khác biệt về thiết kế, dù công nghệ lại giống nhau. |
Theo Jim Trainor, người phát ngôn của Hyundai Mỹ thì công ty của ông đối xử với Kia "giống như với các công ty khác trong giới sản xuất ôtô".
Hyundai sản xuất nhiều sản phẩm từ xe hơi tới thép, tới tàu vận tải trên biển. Kia được mua về trong tình trạng phá sản vào năm 1998. Hai nhà sản xuất xe hơi kết hợp lại thành Tập đoàn ôtô Hyundai-Kia mới (Hyundai Kia Automotive Group)
Cả hai đều kiên định về sự độc lập nhưng lại có những trùng hợp thú vị. Ví dụ, Hyundai Santa Fe và một chiếc tương tự Kia Sorento được lắp ráp cùng nhau tại trên dây chuyền lắp ráp của Kia tại West Point (Mỹ). Giá khởi điểm của chúng trên lệch nhau 650 USD.
Trước kia, Kia từng xây dựng bản sao mang phong cách thể thao trẻ trung từ những mẫu Hyundai. Nó na ná giống mới vị trí quan hệ của Honda với Toyota. Nhưng sự nỗ lực không được định hướng đôi khi tạo ra mâu thuẫn, dẫn chứng vào năm 2004, khi Kia tung ra chiếc sedan hạng sang Buicklike Amanti.
Kia Cadenza. |
Việc xác định cá tính riêng của Kia gần đây trở nên khó khăn hơn, bởi Hyundai đã đạt được sự tinh tế hơn trong phong cách ở một vài mẫu thể thao như: Genesis Coupe và hatchback Veloster mới.
Mối quan hệ phức tạp giữa hai anh em là lời nhận định của Jam Park, người đã làm việc như là một người lập kế hoạch sản xuất cho Hyundai trong 10 năm trước khi đóng vai trò là cố vấn cho công ty Global Auto Systems.
Hai nhãn hiệu có bộ phận tiếp thị, phân phối và tạo kiểu dáng độc lập, nhưng hầu hết các công nghệ và quá trình kiểm tra xe mới lại được thực hiện dưới mái nhà của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Namyang với 8.000 nhân viên của Hyundai, tại Hwaseong, Hàn Quốc. Nơi đây hoàn toàn không hề có sự phân biệt giữa hai thương hiệu.
Theo ông Park, tại Namyang, mỗi công ty đều có bộ phận lập kế hoạch sản xuất, phân tích dữ liệu thị trường và phác thảo những chiếc xe mới trên giấy. Nhưng quyết định cuối cùng về việc sản xuất cho cả 2 công ty sẽ được đưa ra trong cuộc họp tháng giữa bộ phận sản xuất của cả Hyundai và Kia, dưới sự giám sát của người đứng đầu chung
"Có nhiều trình trạng dư thừa trong hệ thống", Park nói. "Nhưng một vài lý do, quyết định vẫn được đưa ra".
Xem xét mối quan hệ gia đình liên quan, Chung Eui Sun chỉ là con trai chủ tịch Hyundai. Chung Mong Koo là người đứng đầu Kia vào 8/2005, làm phó chủ tịch của Hyundai năm 2009, ông này từng nhận mức án treo 3 năm vì tội tham nhũng năm 2007, mặc dù vậy ông ấy vẫn là người đứng đầu Hyundai.
Sự đấu tranh giữa Hyundai và chính phủ như vấn đề lao động tại Hàn Quốc đôi khi cản trở kế hoạch sản xuất của cả Hyundai và Kia. Sự hợp nhất những nhà sản xuất ô tô và chuỗi cung ứng từng là một quá trình khó khăn, kéo dài suốt một thập kỷ. Nhưng hơn 3 đến 4 năm qua, họ đã bắt đầu đạt được những lợi ích toàn diện từ việc mua lại đó.
Thế Hoàng