Cục chớp của Toyota, rất đc nhiều người ưu chuộng.
Do cục xinhan Ting tong chỉ có 2 dây nên mình đấu trực tiếp 1 dây sau Flasher, 1 dây Mass. Khi bật khóa điện thì luôn có dòng duy trì qua Xinhan Ting tong.
Sơ đồ hoạt động.
Do tìm tòi, tham khảo trên mạng thì mình biết đc nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý làm việc của cục chớp (Flasher) là khi có tải (công tắc signal được bật) thì sẽ có dòng qua cục chớp và cục chớp hoạt động. Khi không mở công tắc signal và công tắc trên xe được mở, đương nhiên chân B của cục chớp sẽ có điện (do mắc trực tiếp dương bình sau ổ khóa), nhưng chân L không có điện vì mạch hở. Do đó, nếu bật công tắc ổ khóa mà không mở signal thì cục chớp giống như một sợi dây điện, một đầu nối (+) bình, một đầu để trống --> không có tiêu hao điện do hở mạch.
Nhưng đối với cục chớp xe hơi (3 chân: B, L, và E) thì sẽ tiêu hao điện trong lúc bật công tắc ổ khóa. Vì cục chớp xe hơi dùng mạch so sánh điện áp nên lúc nào mạch cũng hoạt động. Nhưng kỹ sư đã thiết kế để công suất tiêu thụ của mạch là nhỏ nhất (dòng tiêu thụ khi không tải chỉ vài chục mA, và công suất khi hoạt động chỉ vài trăm mW --> quá nhỏ đối với hệ thống ACCU của xe hơi).Cục "Tíng - Tong" của bạn thực chất không phải là Flasher, mà là thiết bị gắn thêm để giúp nhận biết mạch signal đang hoạt động dựa vào âm thanh mà thôi (gọi là còi chíp "cao cấp" ấy mà ). Trong cục này là một mạch chuông điện. Khi có dòng đi qua signal (bật công tắc signal) thì chuông điện hoạt động. Thực chất chuông điện này là 1 nam châm điện, và nó "đánh" một miếng thép chuyên dụng để phát ra âm thanh (nguyên lý giống hộp báo chuông nhà đó, loại bấm vào nghe "kíng-kong" chứ không phải loại bấm vào mà nó reng inh ỏi đâu nhé). Khi có dòng điện vào (signal sáng) thì nam châm hút --> "đánh" một cái vào miếng thép thứ 1 --> nghe tiếng "Tíng". Khi signal tắt, nam châm mất điện, một lò xo lá được thêm vào cơ cấu nhằm kéo "cần đánh" về và "cần đánh" sẽ "đánh" vào miếng thép thứ 2 --> nghe "Tong". Cứ thế lập đi lập lại sẽ nghe "Tíng - Tong" liên tục với tần số bằng tần số chớp của signal.
Muốn biết có hao điện hay không thì đo điện trở nam châm điện xem bao nhiêu rồi cho vào công thức P = U bình phuơng chia R, với U = 12V.
Khi đấu cục "Tíng - Tong" này vào xe, thì một chân đấu vào signal, một chân mass. Hay một chân đấu vào chân L cục chớp, một chân mass. Nếu đấu kiểu này mà lúc chưa bật signal, cục này nó kêu "Tíng" 1 cái rồi ngưng khi mình mở khóa điện là không được --> đấu theo cách 1. Còn đấu vào mà không nghe gì khi mở khóa điện thì ok. Vì điện trở của nam châm điện không đủ lớn để làm Flasher hoạt động. Và đương nhiên lúc này sẽ có tiêu hao năng lượng. Muốn biết nhiều ít thì đo dòng qua cục "Tíng - Tong" lúc này rồi suy ra công suất thôi: P = U x I.
Nguồn: mr_longrich
Có thể bạn quan tâm: