Các quán cà phê trên phố Clapham Park nổi trội với 4.000 USD "đóng góp" mỗi ngày, nhờ hoạt động tích cực của đội ngũ cảnh sát giao thông cùng 2 camera quan sát đường phố CCTV.
Tuy nhiên, không ít các cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề này, khi nhiều người cho rằng tòa thị chính coi tiền phạt đỗ xe trái phép như một nguồn thuế không minh bạch nhằm tạo ra nguồn tiền mặt trong thời buổi ngân sách bị cắt giảm.
Trên phố Clapham Park, ngoài các camera theo dõi người vi phạm giao thông, còn có đội ngũ cảnh sát hoạt động nhiệt tình. Ảnh: Thisislondon. |
Edmund King, Chủ tịch Hiệp hội ôtô Anh quốc bất bình: "Thật là một khoản tiền khó tin cho riêng một con phố. Có điều gì đó không đúng trong hệ thống này. Mục tiêu của Hội đồng thành phố nên là giữ cho giao thông thông suốt, chứ không phải kiếm tiền. Nếu nhìn theo nghĩa khả quan thì đó chỉ là vấn đề quản lý giao thông yếu kém, nhưng ngược lại, đó là hành vi trục lợi".
Cuộc điều tra của nhật báo Evening Standard cho thấy London thu về khoản tiền 235 triệu USD tiền phạt trong năm 2010. Không chỉ Clapham Park Road mới là địa điểm "đen" với cánh tài xế, với 16.800 vé phạt trong năm qua, còn nhiều con phố khác ở London cũng khiến họ thấy ngán ngẩm.
Green Lanes (dài 6,4 km) thu về 978.000 USD với 12.689 vé phạt, Broadway (con phố mua sắm nhộn nhịp ở Ealing, phía tây London) cũng đạt tới 860.000 USD từ 8.385 vé.
Theo trang Thisislondon, công dân của những con phố trên và những doanh nhân tới đây làm việc cho rằng các tài xế thường xuyên bị chộp do các camera quan sát đường phố. Những người khác cho rằng họ là mục tiêu của các thanh tra giao thông đầy nhiệt huyết thường bất ngờ xuất hiện chỉ vài giây sau khi họ rời khỏi xe.
Mỹ Anh