Theo số liệu sơ bộ của Focus2move tại hơn 110 thị trường, tổng số xe hạng nhẹ mới trên thị trường toàn cầu, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng cũng đạt con số kỷ lục với 86,5 triệu xe, cao hơn 2,5 triệu xe so với 2013.
Đây là lần đầu tiên Volkswagen, cũng là hãng ôtô đầu tiên của châu Âu giành danh hiệu này. Trước đó, trong hàng thập kỷ, ngôi vị hãng xe lớn nhất thế giới là cuộc đấu giữa General Motors và Ford. Nhưng cuộc cạnh tranh dường như gây tổn hại tới chính hai hãng xe Mỹ, khi chiến tranh đã vượt qua lợi nhuận.
Ford thay đổi sau khi Alan Mulally, cựu chủ tịch hãng nghỉ hưu. Còn GM, hãng xe lớn nhất thế giới cho đến năm 2008, phá sản và phải nhờ sự trợ giúp từ chính phủ. Kể từ 2009, danh hiệu hãng xe lớn nhất thế giới rơi vào tay toyota và hãng xe Nhật giữ vững trong 5 năm.
Nhưng trong thời kỳ Toyota ngự trị ở ngôi cao, volkswagen tăng trưởng đầy ấn tượng, dần tiếp cận vị trí hàng đầu. Cuối cùng đến 2014, tập đoàn xe Đức chiếm lấy vương miện.
Ba năm gần đây nhất, Toyota giảm thị phần toàn cầu, từ 12% xuống 11,5%. Trong khi Volkswagen tăng từ 11,4% lên thành 11,6%.
Trong năm 2014, Volkswagen bán 9,91 triệu xe, còn Toyota là 9,81 triệu xe. Tập đoàn Volkswagen thành công một phần nhờ các hãng con như Audi hay Skoda, với những mức tăng tương ứng là 9,3% và 10,2%, trong khi thương hiệu riêng Volkswagen chỉ tăng 2,4% trong 2014.
Lần lượt có tên trong Top 10 hãng ôtô bán nhiều xe nhất 2014, sau Volkswagen và Toyota là General Motors, Renault-Nissan, Hyundai-Kia, Ford, Fiat Chrysler Automobiles, Honda, Peugeot Citroen và Suzuki.
Đánh mất ngôi vương, Toyota góp mặt trong danh sách "những kẻ bại trận" trong 2014, gồm các hãng có doanh số giảm cùng một loạt đợt triệu hồi đình đám. Đó là Chevrolet, Honda, Chrysler, Vauxhall, Ford, Alfa Romeo và Cadillac.
Mỹ Anh