Dù được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào, từ dâu tươi cho đến dâu sấy khô, mứt dâu hay si-rô…, loại trái cây này cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào cùng các chất chống oxy hóa.
dâu tây là loại quả rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: H.X. |
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một chén dâu tây chứa 51,5mg vitamin C, khoảng ½ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Như vậy, chỉ với hai chén dâu tây, bạn đã có đủ 100% lượng vitamin C theo yêu cầu. Vitamin C là chất có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Một cuộc nghiên cứu của trường ĐH California, Los Angeles, Mỹ ,vào năm 2010 đã phát hiện ra rằng, khả năng chống oxy hóa trong dâu tây sẽ trở nên khả dụng về mặt sinh học và sẵn sàng hoạt động trong máu sau khi ăn loại trái cây chỉ trong vài tuần lễ.
2. Bảo vệ mắt
Đặc tính chống oxy hóa trong dâu tây có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể - tình trạng thủy tinh thể bị vẩn đục và có thể dẫn đến mù lòa ở người lớn tuổi. Mắt cần vitamin C để bảo vệ chúng không tiếp xúc với các gốc tự do từ những tia tử ngoại gay gắt của mặt trời, vốn có thể gây tổn hại cho các protein trong tủy tinh thể. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc của mắt.
Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C ở liều cao được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở những phụ nữ trên 65 tuổi. Những nhà nghiên cứu ở Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cảnh báo rằng nguy cơ này xuất phát từ việc sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin C chứ không liên quan đến nguồn vitamin C do các loại trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể.
Thường được chế biến thành nhiều món ngon như sinh tố dâu, mứt dâu... Ảnh: C.K. |
3. Phòng chống ung thư
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vì sự khỏe mạnh của hệ miện dịch chính là phòng thủ vững chắc nhất để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mọi căn bệnh. Một chất hóa học từ thực vật được gọi là axit ellagic có trong dâu tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Axit ellagic đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư bằng cách chế ngự sự phát triển các tế bào ung thư.
Dâu tây còn có các chất chống oxy hóa là lutein và zeathacins. Các chất chống oxy chính là những chiến binh tiêu diệt các gốc tự do và trung hòa những ảnh hưởng tiêu cực có khả năng xảy ra ở các tế bào trong cơ thể. Thuật ngữ các gốc tự do được dùng để chỉ những tế bào bị tổn hại có khả năng làm suy yếu những tế bào khác xung quanh chúng trong nỗ lực hồi phục chính mình. Điều này gây ra những bất thường cho các tế bào và là tiền đề gây bệnh ung thư.
4. Ngăn ngừa các nếp nhăn
Khả năng của vitamin C trong dâu tây còn thể hiện ở vai trò thiết yếu của chúng trong việc sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da. Lượng collagen sẽ mất dần đi khi chúng ta có tuổi, do vậy, tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
Vitamin C không phải là nhân tố duy nhất trong dâu tây có khả năng đánh bại vết nhăn một cách tự nhiên. Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Hallym, Hàn Quốc kết luận rằng axit ellagic có khả năng ngăn ngừa tình trạng phá hủy collagen và phòng chống viêm nhiễm rất rõ ràng. Đây chính là hai yếu tố chính trong quá trình phát triển các nếp nhăn trên tế bào da của con người sau khi da tiếp xúc liên tục và bị tổn hại bởi tia tử ngoại UVB.
5. Đánh bại cholesterol có hại
Thành phần Vitamin C có trong dâu tây rất có lợi cho sức khỏe con người. Ảnh: C.K. |
Theo báo cáo của Quỹ tim mạch và đột quỵ Canada, bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ tại đất nước này. May mắn là trong quả dâu tây cũng có chứa những chất hỗ trợ mạnh mẽ cho sức khỏe của tim. Axit ellagic và các flavonoid hay các chất hóa học từ thực vật có thể mang đến khả năng chống oxy hóa rất có ích cho sự khỏe mạnh của tim theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là chống lại những ảnh hưởng của các cholesterol có hại LDL trong máu, vốn là nguyên nhân gây ra sự tích tụ các mảng bám trong động mạch.
Cách thứ hai là chúng mang đến tác dụng kháng viêm, rất tốt cho tim. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và sự biến đổi của các nhân tố nguy hiểm tại Toronto, Canada đã tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của dâu tây trong một chế độ dinh dưỡng có ít cholesterol. Nhóm này kết luận rằng: việc tăng cường thêm dâu tây và khẩu phần ăn uống sẽ giúp làm giảm những tổn hại của do quá trình oxy hóa gây ra cũng như hạ thấp lượng mỡ trong máu. Cả hai yếu tố đều là nguyên nhân gây ra bệnh tim và tiểu đường.
6. Hạn chế viêm nhiễm
Các chất chống oxy hóa và những chất hóa học từ thực vật được tìm thấy trong dâu tây có thể làm giảm chứng viêm tại các khớp, vốn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp và còn dẫn tới bệnh tim. Một kết quả nghiên cứu do trường Y tế cộng đồng Harvard, Mỹ, thực hiện cho thấy ở những phụ nữ ăn từ 16 trái dâu tây mỗi ngày trở lên trong tuần, mức protein C-reactive (CRP - một loại protein được tìm thấy trong máu, biểu thị tình trạng viêm trong cơ thể) sẽ giảm được khoảng 14%.
7. Điều chỉnh huyết áp
Kali vẫn được xem là một chất dinh dưỡng có ích cho tim. Trong một chén dâu tây chứa 134mg kali. Kali có thể giúp điều hòa huyết áp, thậm chí còn hỗ trợ việc hạ thấp huyết áp bằng cách hoạt động như một vật đệm để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ natri. Những tác động của dâu tây trong việc làm giảm mức cholesterol LDL có hại, phòng chống viêm và cao huyết áp đã giúp chúng nằm vào danh sách những loại trái có ích cho tim mà con người nên ăn.
Đây là một loại quả rất tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua. Ảnh: C.K. |
8. Tăng cường chất xơ
Chất xơ rất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Với khoảng 2g chất xơ cho mỗi khẩu phần (một chén), dâu tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ khá tốt cho cơ thể. Những rắc rối do việc thiếu chất xơ gây ra bao gồm tình trạng táo bón và bệnh viêm túi thừa - một tình trạng viêm trong ruột - vốn ảnh hưởng tới khoảng 50% những người già trên 60 tuổi.
Chất xơ còn hỗ trợ việc phòng chống bệnh tiểu đường típ 2 vì chúng làm chậm việc hấp thu các loại đường (như đường glucose…) trong máu. Kết quả là những người trưởng thành đang phải kiểm soát căn bệnh tiểu đường cần tăng cường thêm dâu tây trong khẩu phần của họ ở mức điều độ.
9. Kiểm soát cân nặng
Duy trì một trọng lượng làm mạnh chính là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim. Dâu tây vốn chứa lượng calo rất thấp (chỉ khoảng 28Kcalo trong mỗi chén), không có chất béo, lại chứa ít natri và đường. trong dâu tây không chứa các loại đường tự nhiên, mặc dù tổng lượng đường cho mỗi khẩu phần hầu như ở mức rất thấp, khoảng 4g. Tổng lượng carbonhydrate nằm ở mức tương đương hoặc thấp hơn ½ lát bánh mì sandwich.
10. Hỗ trợ cho sức khỏe tiền sinh sản
Folate là một vitamin nhóm B rất cần thiết cho những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai. Dâu tây chính là một nguồn cung cấp folate khá tốt với khoảng 21mcg cho mỗi khẩu phần (một chén). Chất dinh dưỡng này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai vì chúng giúp ích cho sự phát triển não bộ, sọ và cột sống của thai nhi. Axit folic (folate) trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa một số khuyết tật của thai nhi như tật nứt đốt sống.
Theo Phụ nữ Online