Bún bò Huế là đặc sản đặc trưng của xứ Huế, điểm riêng tạo nên sự khác biệt của món bún này là sợi to, nước lèo có màu đỏ cam, vị cay nồng, lát thịt bò mỏng, to bản ăn kèm với rau chuối. Để học cách nấu món bún bò Huế cần thực sự tỉ mỉ ngay từ khâu chọn đồ cũng như gia vị.
Cách chọn nguyên liệu nấu bún bò Huế ngon chuẩn vịNguyên liệu quyết định rất nhiều tới thành công của một món ăn và ở cách nấu bún bò Huế cũng vậy. Dưới đây là một số bí kíp chọn nguyên liệu nấu bún bò ngon tròn vị.
Chọn thịt bòNếu như bún bò, phở bò của Hà Nội hay các tỉnh miền Nam thường ưu tiên phần gầu bò và bắp bò thì bún bò Huế lại dùng nạm bò.
Đây là phần thịt nằm ở vị trí sườn của con bò. Người ta chia thành nạm sườn và nạm bụng. Khác với phần bắp giòn giòn hay phần gầu béo ngậy thì thịt nạm hội tụ đủ cả 2 yếu tố, vừa giòn nhờ có gân, mềm của thịt và beo béo của mỡ. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo này mà khi ăn bạn sẽ không có cảm giác thịt bị quá khô hoặc quá ngấy.
Khi chọn mua thịt nạm, bạn nên:
- Màu sắc: Nên chọn miếng thịt có màu sắc tươi sáng. Thịt bò ngon phải có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt.
- Độ đàn hồi: Dùng tay ấn nhẹ vào bề mặt của miếng thịt, nếu thấy thịt đàn hồi tốt thì đó là miếng thịt ngon. Ưu tiên những phần thịt mềm, thớ mịn.
- Những đặc điểm khác: Không mua các miếng thịt mà trên bề mặt của nó xuất hiện những mảng trắng. Theo đánh giá chung, phần thịt này có nguy cơ cao là sán, hoặc thịt được xẻ ra từ những con bò bị bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn đừng mua nhé.
Mua bún tươiTùy vào khẩu vị của mỗi người mà chọn mua bún sợi to hoặc sợi nhỏ. Dù chọn loại bún nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần chú ý những điểm sau để tránh mua phải bún độc hại chứa hàn the nhé.
- Độ dai: Thông thường, bún làm theo kiểu truyền thống khi chạm vào sẽ có cảm giác hơi dính, nhuyễn, dễ đứt gãy. Ngược lại, bún có hàn the sẽ trơn bóng, sợi bún dai và không có cảm giác dính dính.
- Màu sắc: Bún tươi làm theo cách thông thường sẽ có màu trắng đục thậm chí là tối màu. Nếu thấy sợi bún màu trắng tinh, khi đưa ra ánh nắng mặt trời có thể nhìn đấy độ trong bóng thì tuyệt đối đừng mua, vì đó là bún có hàn the và các loại hóa chất.
- Mùi vị: Khi ngửi bún thấy có mùi hơi nồng của gạo ngâm thì hãy yên tâm đó là loại bún sạch không hóa chất. Thường loại bún này chỉ để khoảng vài tiếng sẽ bị chua, còn bún hàn the thì thời gian bảo quản lâu hơn.
1. Cách nấu bún bò Huế của người HuếMón bún bò Huế ngon ở hương vị nước dùng cùng phần “topping” đậm đà đặc trưng mà hiếm có bún bò ở nơi nào có được.
- 600g bắp bò
- 600g nạm bò
- 400g gân bò
- 1 cái giò heo (chọn giò trước) (khoảng 800g)
- 1kg xương ống hoặc xương giá
- 3 muỗng canh mắm ruốc Huế
- 6 cây sả
- 1 nhánh gừng nhỏ (50g)
- Hành tím, tỏ
- Bún, rau sống, rau chuối thái lát mỏng, rau muống chẻ…
- Chả Huế (tùy thích)
- Ớt, sa tế
1.2. Cách nấu bún bò Huế ngon Bước 1: Sơ chế nguyên liệu- Sả, gừng rửa sạch, đập dập.
- Giò heo lóc xương. Phần bắp heo cuộn lại, dùng chỉ hoặc sợi lát buộc chắc.
- Cuộn tròn tấm thịt nạm bò cho chắc tay, buộc chắc lại. Bắp bò cũng dùng dây bó cho chặt (Việc bó thịt lại giúp thịt khi nấu chín ít bị co lại).
Bước 2: Trần qua thịt bò và xương- Bắc chảo nước sôi trụng sơ xương và bắp bò, nạm bò, gân bò, giò heo.
- Cắt gân thành miếng vừa ăn.
- Pha 3 muỗng canh mắm ruốc Huế với ½ chén nước, quậy cho hòa đều.
Bước 3: Ướp thịt- Ướp tất cả thịt với 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh muối, ½ muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh mắm ruốc (đã pha loãng), 2 muỗng canh hành tím băm, 2 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh sả băm.
Bước 4: Hầm thịt và xương- Lót 3 cây sả và ½ lượng gừng ở đáy nồi áp suất, cho xương heo và thịt giò heo vào, cho nước sâm sấp mặt thịt, đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 5 phút.
- Tắt bếp, đợi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, vớt bắp giò heo ra thau nước lạnh (làm như thế thịt sẽ chắc, không bị bở).
- Lại lót phần sả và gừng còn lại ở đáy nồi áp suất, cho thịt bắp bò, nạm bò và gân bò vào, cho nước sâm sấp mặt thịt.
- Đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút.
- Tắt bếp, đợi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, vớt bắp bò và nạm bò vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.
- Phần gân khi vớt ra, nếu thấy mềm, vừa ăn thì để riêng ra. Nếu thích gân mềm hơn thì cho vào phần nước dùng nấu chung.
* Mẹo hay: Phải đun thịt bò và heo riêng vì bắp bò dai hơn bắp heo nên thời gian đun lâu hơn và đun một ít thịt thì sẽ nhanh chín và nước trong nồi áp suất vừa đủ, không bị trào.
Bước 5: Nấu nước dùng- Phần nước hầm thịt bò và nước hầm xương cho chung, thêm nước lạnh cho vừa 5 lít nước.
- Đun sôi, nêm gia vị: 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng cafe bột ngọt, chén mắm ruốc Huế đã pha loãng. Nếm thử và điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị nhà bạn.
- Để nước dùng thơm và có màu đẹp: Làm nóng 2 muỗng canh dầu, phi thơm 1,5 muỗng canh sả băm, 1 muỗng canh tỏi băm. Khi sả và tỏi săn lại, thơm thì cho 2-3 muỗng canh dầu màu điều vào. Tắt bếp.
Chế phần dầu này vào nồi nước dùng.
Nước dùng từ hầm thịt và xương, màu sắc của bún bò Huế đạt chuẩn là đỏ cam, sánh
- Nếu thích ăn cay thì giai đoạn ướp thịt và giai đoạn cuối cho thêm ớt sa tế vào nồi nước dùng.
Bước 6: Trình bàyChuẩn bị rau mùi: Cắt nhuyễn ít rau răm, hành, ngò và cắt lát mỏng hành tây.
Cắt lát thịt.
- Trụng bún qua nước sôi, xếp thịt, gân, chả, rắc ít rau mùi, chan nước dùng.
- Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm, chanh ớt... và thưởng thức bún bò Huế nào.
Cách nấu bún bò Huế chuẩn vị người Huế này có hương vị cực kỳ thơm ngon. Phần nước dùng đậm đà, khi ăn cảm nhận được vị ngọt thanh của xương hầm. Thịt bò chín mềm nhưng vẫn giữ được độ ngọt, dai nhất định. Các món ăn kèm cũng không kém phần hấp dẫn.
Món Huế thường phải cay thì mới ngon. Tuy nhiên nhà mình có trẻ nhỏ nên các món ăn đều không cho ớt, người lớn thích ăn cay thì thêm ớt vào.
1.3. Thành phẩmBún bò phải ăn khi còn nóng. Nếu bạn là người quá bận rộn thì có thể chuẩn bị trước nồi nước dùng lớn, để nguội rồi chia đều vào các hộp trữ đông trong tủ lạnh. Phần thịt bò và thịt giò heo cũng như các món ăn kèm khác cũng vậy. Khi nấu, bạn chỉ cần cho hộp nước dùng và các món ăn kèm làm nóng lại rồi thưởng thức như thường.
Riêng bún thì bạn nên mua mới để bún không bị chua nhé. Với các chị em sinh sống ở nước ngoài thì có thể thay thế bằng bún khô,
2. Cách nấu bún bò Huế có gói gia vịCác cách nấu bún bò Huế truyền thống thường phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn. Để giúp các chị em bận rộn nhưng vẫn muốn vào bếp chiêu đãi cả nhà bát bún bò ngon thì Bếp Eva mách nhỏ bạn một cách làm hết sức đơn giản đó là sử dụng gói gia vị.
- Thịt bắp bò: 500g
- Thịt giò heo: 500g
- Bún tươi: 1.5kg
- Gia vị nấu bún bò Huế: 1 gói
- Sả: 4 - 5 cây
- Hành tây: 1 củ
- Hành lá, mùi tàu, húng quế
- Dầu màu điều
- Hành, tỏi, ớt tươi
2.2. Chi tiết cách nấu bún bò Huế có gói gia vịBước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt bò, thịt chân giò heo rửa sạch rồi cho vào nồi luộc. Lưu ý, để phần thịt giò heo trông ngon mắt hơn thì bạn nên dùng dây chỉ cuộn tròn thịt lại trước khi đem đi luộc nhé.
- Đổ nước ngập mặt thịt sau đó thêm 1 vài lát gừng, 1 củ hành để thịt thơm và khử bớt mùi hôi.
- Luộc khoảng 2 tiếng thì thịt bò, thịt heo đã chín mềm, lúc này bạn vớt ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
- Phần hành tây bỏ vỏ, thái miếng mỏng. Các loại rau thơm như hành, mùi, húng quế rửa sạch, thái nhỏ.
- Sả đập dập, cắt khúc.
- Hành tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
Bước 2: Nấu nước dùng
So với cách nấu bún bò Huế truyền thống thì sử dụng gói gia vị sẽ tiện hơn rất nhiều.
- Bắc nồi sạch lên bếp. Cho vào đây khoảng 2 muỗng canh dầu ăn sau đó cho sả, hành, tỏi băm nhuyễn vào phi vàng thì thêm khoảng 3 thìa canh dầu màu điều vào.
- Trút phần nước luộc thịt bò, thịt giò heo ở bước 1 vào rồi đun sôi.
- Cho gói gia vị nấu bún bò vào, dùng đũa/thìa khuấy đều để phần gia vị hòa tan.
Bước 3: Hoàn thành
- Chần bún tươi bằng nước sôi rồi đổ ra bát.
- Lần lượt xếp thịt bò, thịt chân giò đã thái ở bước 1 lên bên trên, thêm chút hành lá, mùi tàu, húng quế, hành tây rồi chan phần nước dùng vào.
- Bát bún bò Huế nóng hôi hổi tỏa ngát hương thơm khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.
Cách nấu bún bò Huế có gói gia vị này rất đơn giản mà hương vị lại ngon không kém gì ăn tại Huế. Phần nước dùng trong, ngọt thơm, đậm đà, sợi bún tươi ngon, thịt bò và thịt giò heo chín mềm vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Quan trọng nhất là cách chế biến siêu đơn giản. Chỉ khoảng 40 phút vào bếp là bạn đã có một bát bún bò ngon chiêu đãi cả gia đình rồi.
Món bún bò này phải ăn nóng mới cảm nhận hết được hương vị thơm ngon. Nếu còn thừa nước dùng và các loại nhân thịt ăn kèm, bạn có thể trút chúng vào những hộp đựng thức ăn có nắp đậy rồi bảo quản trong tủ lạnh. Phần nước dùng trữ đông có thể để được vài ngày tới hàng tuần.
Tuy nhiên, không nên để nước dùng quá lâu vì nó có thể bị mất chất hoặc không giữ được hương vị như ban đầu.
1 bát bún bò Huế bao nhiêu calo?Ước tính, trong 1 bát bún bò Huế có chứa khoảng 637 calo. Trong khi đó, nếu ăn 1 bát bún bò bình thường chỉ khoảng 534 calo, bún thịt nước 556 calo, bún mọc 514 calo, bún cá là 450 calo.
Sự chênh lệch về hàm lượng calo của các món bún cho thấy bún bò cung cấp calo nhiều đến thế nào từ đó bạn có thể điều chỉnh để vẫn thưởng thức được món bún ngon mà không sợ bị tăng cân.
Ăn bún bò Huế có tốt không?Theo công bố của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 1 tô bún bò Huế có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Cụ thể:
Cũng theo nghiên cứu của Viện này, một tô bún bò có hàm lượng dinh dưỡng cao có lượng calo tương đương với 1 bữa ăn chính.
Tuy nhiên, vì hàm lượng chất xơ trong bún bò Huế thấp mà lượng muối lại quá cao, do đó đây không được đánh giá là món ăn tốt cho sức khỏe nếu sử dụng quá thường xuyên.
Các chị em học cách nấu bún bò Huế chiêu đãi cả nhà có thể tham khảo 3 gợi ý sau để giúp món ăn vừa ngon lại tốt cho sức khỏe.
Thứ nhất là bổ sung rau xanhVì hàm lượng chất xơ trong bún bò quá thấp, do đó bạn nên tăng cường rau ăn kèm. Bạn có thể bổ sung rau sống hoặc các loại rau chần theo sở thích vừa tăng thêm chất xơ lại cung cấp các loại vitamin khác cho cơ thể.
Chuyên gia khuyến cáo, nên bổ sung 1 lượng rau bằng 1 bát cơm là được.
Thứ hai, giảm bớt gia vị muốiKết quả nghiên cứu đã chỉ ra, có hơn 680mg muối trong 1 bát bún bò. Lượng muối này đã vượt quá lượng muối mà cơ thể cần mỗi ngày. Do đó, khi nêm nếm nước dùng, bạn cần giảm đi các gia vị chứa nhiều muối.
Bên cạnh đó, khi ăn nên hạn chế húp hết phần nước dùng trong bát. Vì trường hợp bạn húp hết đồng nghĩa với việc bạn đã nạp hơn 680mg muối vào cơ thể.
Thứ ba, không ăn thêm các đồ ăn kèm nhiều chất béoKhông ít người khi đi ăn bún bò Huế thường gọi thêm nước béo hoặc quẩy ăn kèm. Đây là thói quen xấu cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thống kê cho thấy, trong nước béo cùng quẩy có chứa hàm lượng chất béo xấu rất cao. Việc nạp những chất này vào cơ thể sẽ gây ra không ít tác hại.
Những người không nên ăn bún bò HuếBún bò Huế ngon, cách nấu bún bò Huế cũng không quá khó, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn món bún này.
Khuyến cáo của các chuyên gia, những nhóm đối tượng sau sẽ không được ăn bún bò:
- Người có tiền sử mắc các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày không nên ăn vì món bún bò Huế thường khá cay. Nếu học cách nấu bún bò Huế tại nhà thì bạn cũng có thể gia giảm vị cay tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng ăn cay của các thành viên. Không những thế, phần bún tươi còn làm từ bột gạo ngâm đã lên men vì thế dễ gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
- Trẻ em dưới 10 tuổi không nên ăn bún bò Huế. Theo các chuyên gia, hệ tiêu hóa của trẻ em còn chưa hoàn thiện, do đó nếu ăn các món quá nhiều gia vị nhất là vị cay cũng như nhiều calo sẽ khiến bụng ì ạch, khó tiêu.
- Những người đang bị ốm, sốt cũng không nên ăn các món giàu calo như bún bò Huế. Bởi đây là lúc mà hệ tiêu hóa của bạn đang yếu, ăn những món như bún vào vừa gây gánh nặng lại dễ khiến bạn bị khó tiêu, đi ngoài.
Mong rằng, 2 cách nấu bún bò Huế chuẩn người Huế và sử dụng gói gia vị sẵn mà Bếp Eva vừa giới thiệu sẽ giúp bạn biết thêm một cách nấu món bún ngon để chiêu đãi cho gia đình.
Chúc bạn thành công!