Cách sơ chế hải sản Hải sản thường phải ăn lúc còn tươi, nhưng vì một lý do nào đó sau khi mua về bạn chưa dùng đến thì bạn phải sơ chế sạch trước khi cất vào tủ lạnh (có thể giữ trong 1-2 ngày. Sau đây là cách sơ chế cho một số loại hải sản thường gặp nhất: - Với các loại hải sản có vỏ cứng như nghêu, sò, ốc cần giữ cho phần vỏ không bị sứt mẻ. Những loại này sống khá lâu trong môi trường ẩm nên giữ chúng trong túi vải sạch rắc nước lên cho có độ ẩm là bạn có thể để từ 1- 2 ngày mà không cần phải bảo quản trong tủ lạnh. - Hàu, điệp và vẹm nếu còn nguyên con thì nên bảo quản trong hộp riêng và cho vào tủ lạnh. Hoặc bạn có thể tách phần thịt hàu, đặt lên khay và nhỏ thêm vài giọt chanh lên trên để cách ly với các thực phẩm khác. - Mực, cá biển nên loại bỏ phần da và ruột, rửa sạch để ráo sau đó gói kín trong bao nhựa. - Tôm cắt râu, loại bỏ phần đầu, rửa sạch cho vào hộp có một ít nước vào rồi bỏ vào ngăn đá, bạn có thể sử dụng trong thời gian lâu mà tôm vẫn tươi. - Bạn cần nhẹ tay khi rửa hay sơ chế hải sản để tránh bị dập nát, có thể gây hỏng một cách nhanh chóng. Chế biến hải sản - Hải sản để trong ngăn đá, khi muốn chế biến, bạn nên cho xuống ngăn mát một đêm để rã đông. Nếu muốn chế biến ngay, bạn có thể đặt chúng dưới vòi nước hoặc cho vào lò vi sóng, tránh ngâm vào nước ấm hoặc để ra nhiệt độ bên ngoài, như thế chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn và có mùi vị không ngon. - Khi hấp hải sản, bạn nên để vỉ cách mặt nước khoảng 7 cm, phải đậy nắp thật kín và giảm lửa. Khi nước sôi, bạn nên tắt lửa nhưng không mở nắp ngay mà để hải sản tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4- 9 phút. Đừng hấp quá lâu hải sản sẽ bị khô và mất đi vị ngọt. - Làm món nướng: Hải sản dùng để chế biến món nướng rất hấp dẫn. Nếu bạn thích nướng bằng lò vi sóng hoặc lò nướng thì sau khi tẩm ướp gia vị bạn bọc chúng lại bằng giấy bạc và chỉnh nhiệt độ 200 - 230 độ C. Khi nướng bằng bếp than, nên phết một lớp dầu lên trên vỉ trước khi đặt hải sản lên. Than nướng phải cháy đỏ, trở tay đều khi nướng và nhớ là phải phết dầu ăn lên hải sản để tránh cho món ăn bị khô và cháy. Những điều nên tránh khi sử dụng hải sản - Không nên thường xuyên ăn các loại cá lớn như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình, các loài ốc, nghêu, sò... vì chúng rất dễ bị nhiễm độc. - Tuyệt đối không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc. - Không nên mua hải sản có màu sắc khác thường vì những loài hải sản sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc như vậy. - Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá ngừ do cá ngừ thường chứa thủy ngân gây độc cho thai nhi. - Khi ăn các loại hải sản như nghêu, sò ốc, hến không nên uống bia vì bia làm cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể. Nếu thường xuyên uống bia khi ăn các loại hải sản này chất đạm thừa sẽ lưu lại trong cơ thể dẫn đến các khớp cơ sẽ bị đau và sưng đỏ. - Sau khi ăn hải sản bạn không nên ăn tráng miệng bằng các loại trái cây như nho, lựu, hồng... vì các loại quả này có chứa axít nên khi tiếp xúc với protein có trong hải sản sẽ hình thành chất lắng đọng, dẫn đến khó tiêu. (Theo Đẹp) |
Có thể bạn quan tâm: