Đài Loan là một trong những quốc gia có nền ẩm thực rất phát triển. Nếu bạn đã từng có dịp đến thăm nơi đây, chắc chắn hương vị của những món ăn như cốt lết gà khổng lồ, đậu hũ thối, bánh dứa,... sẽ không thể nào khiến bạn có thể quên được. Một trong những món ăn Đài Loan rất được yêu thích hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với các bạn, đó chính là món bánh tiêu.
Bánh tiêu truyền thống thường được nướng trong những chiếc lò giống như chiếc bình sâu lòng. Tuy nhiên đại đa số những gia đình hiện nay thì không thể nào có thể sắm được chiếc lò nướng đặc biệt đó. Thay vào đó, món bánh tiêu có thể được nướng bằng lò nướng hiện đại, với nhiều cách làm khác nhau vô cùng độc đáo chứ không chỉ riêng mỗi nhân thịt.
Cách làm bánh tiêu truyền thống nhân thịtBạn có thể thực hiện dễ dàng món bánh tiêu nhân thịt thơm ngon chỉ bằng những bước sau đây.
1. Nguyên liệu cần có*Đối với vỏ bánh:
- 2,5 bát con nước lọc
- 3 bát con bột mì đa dụng
- 2 muỗng cà phê men khô hoạt tính
- 2 muỗng canh đường
- 1/2 thìa cà phê muối
- 5 muỗng canh mỡ lợn
- 3/4 bát con bột pastry (gần giống bột mì đa dụng)
*Đối với vỏ mè:
- 1/3 bát con hạt mè trắng
- 2 muỗng canh nước
- 1 muỗng canh đường
*Đối với nhân bánh:
- 500g thịt lợn xay
- 1 thìa cà phê ngũ vị hương
- 1 muỗng canh đường
- 3 thìa cà phê tiêu đen xay
- 2 thìa cà phê tiêu trắng xay
- 1 muỗng canh dầu mè
- 4 muỗng canh nước tương
- 1/2 cốc nước
- 2 bó hành lá đã rửa sạch, xắt nhỏ
2. Các bước làm bánh tiêu nhân thịt chuẩn vị Đài LoanBước 1: Trộn bột bánh tiêu
Đầu tiên, cho bột mì đa dụng, 1/2 thìa muối, 2 thìa men khô và 2 thìa đường cùng với 2,5 bát con nước lọc vào bát tô lớn trộn đều. Trộn đều hỗn hợp này cho đến khi tạo thành một khối bột mịn.
Bạn có thể tăng hoặc giảm lượng nước để bột mịn và không bị dính tay. Sau đó hãy đặt khối bột này sang một bên cho đến khi chuẩn bị làm phần nhân bánh.
Bước 2: Làm nhân bánh tiêu
Lấy một cái bát tô lớn khác và thêm tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh được đề cập ở phần nguyên liệu, trừ hành lá. Thêm nước vào nhân bánh, mỗi lần 1 thìa canh cho đến khi nước ngấm hoàn toàn vào hỗn hợp nhân.
Tiếp tục trộn cho đến khi khối nhân thịt trở nên dính và nhỏ gọn. Sau đó hãy phủ nilon lên rồi cất khối nhân bánh vào tủ lạnh cho đông lại.
Bước 3: Tạo hình bánh tiêu
Lấy một cái bát tô khác và trộn 5 thìa mỡ lợn với 3/4 bát con bột pastry cho đến khi khối bột quánh mịn lại.
Lấy khối bột đã trộn đều lúc đầu và đặt nó lên một bề mặt phẳng có rải một lớp bột mỏng. Dùng cây cán bột để dàn khối bột thành tấm phẳng hình chữ nhật dày khoảng 0,5cm. Trải hỗn hợp bột pastry đã trộn với mỡ lợn vừa làm xong lên tấm bột đã cán phẳng này.
Cuộn 2 khối bột này với nhau thành một khối trụ tròn và bịt kín hai đầu lại. Đặt khối bột sang một bên, bọc nilon và để yên trong 30 phút.
Cắt khúc khối bột này thành 8 miếng bằng nhau. Kéo từng miếng bột ở các đầu hở tại từng khúc bột sau khi cắt và đặt chúng lên nhau rồi vặn bột chặt lại để mỡ lợn không bị chảy ra ngoài.
Bước 4: Nặn bánh tiêu
Lấy nhân thịt đã trộn ban đầu ra khỏi tủ lạnh và thêm vào hành lá đã xắt nhỏ. Trộn đều một lần nữa rồi chia khối nhân thịt thành 8 phần bằng nhau.
Cán phẳng từng miếng bột thành những hình tròn có đường kính khoảng 6cm inch và giữ mỏng xung quanh các cạnh. Sau đó cho từng phần nhân thịt vào chính giữa miếng bột. Bọc nhân bánh bằng cách véo các mép bột lại với nhau giống như cách làm bánh bao. Lặp lại quy trình với các miếng bột còn lại sao cho hoàn thiện 8 khối bột bánh hoàn chỉnh.
Đối với phần vỏ mè, pha 2 thìa nước với 1 thìa đường. Sau đó nhúng từng chiếc bánh đã tạo hình vào dung dịch nước đường. Cuối cùng, rắc mè rang lên trên, sau đó đặt từng miếng bánh lên khay nướng có lót giấy nến, úp mặt bánh xuống dưới.
Bước 5: Nướng bánh tiêu
Điều chỉnh lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C. Cho bánh tiêu vào khay nướng, cho bánh vào trong lò khoảng 20 phút ở 200 độ C cho đến khi mặt trên của bánh có màu vàng nâu. Sau khi nướng xong, lấy bánh ra khỏi lò rồi để bánh nguội dần, cuối cùng hãy thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh tiêu mà bạn đã làm.
Bước 6: Thành phẩm bánh tiêu
Bánh tiêu thành phẩm là một chiếc bánh tròn, có lớp vỏ giòn và phồng lên khi nướng bên trong có nhân thịt mặn, được ướp với hành lá và tiêu. Bánh có màu vàng ươm, được phủ một lớp mè trắng bên ngoài, tạo nên hương vị thơm ngon, bùi béo và hấp dẫn.
Một số cách làm bánh tiêu khácNgoài cách làm bánh tiêu theo kiểu truyền thống với nhân thịt lợn hoặc thịt bò. Sau đây là gợi ý một số cách làm khác vô cùng độc đáo để bạn có thể tham khảo nhằm đa dạng hơn cho khẩu vị của mình.
1. Cách làm bánh tiêu sữaNguyên liệu cần có:
- Bột mì đa dụng: 300g
- Bột nở: 1 thìa cà phê
- Men nở: 1 thìa cà phê
- Sữa tươi: 100ml
- Hạt mè trắng
- Đường, muối, dầu ăn
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, bạn hãy pha sữa tươi cùng với đường và nước ấm, sau đó mới cho men nở vào rồi trộn đều cho đến khi hỗn hợp tạo thành một lớp men nổi ở phía trên.
- Tiếp theo, bạn trộn đều bột mì, bột nở, thêm vào một chút xíu muối để tạo hương vị.
- Kế đến, bạn cho từ từ hỗn hợp sữa đã chuẩn bị vào, vừa cho sữa từ từ vừa nhồi bột để tạo thành hỗn hợp bột sánh mịn.
- Sau khi nhồi bột xong, lấy nilon bọc lại rồi để cho bột nghỉ khoảng 2 – 3 tiếng rồi nhồi bột thêm 10 – 15 phút nữa.
- Lấy cán để lăn bột sao cho trải dài ra, rồi bạn đem chia thành các viên có chiều dài khoảng 3cm.
- Lấy từng viên bột này lăn qua một lớp mè trắng rồi nặn chúng thành hình tròn, sau đó lại lấy cán để cán mỏng.
- Tiếp theo, bạn bắc chảo lên rồi cho dầu ăn vào sao cho có thể ngập mặt bánh khi rán.
- Để lửa ở mức nhỏ tới vừa, đợi dầu nóng già thì cho từng miếng bánh vào chiên vàng đều. Khi bánh đã vàng đều và đẹp thì vớt ra để cho ráo dầu là bạn đã hoàn thành món ăn rồi.
2. Cách làm bánh tiêu bằng bột mì đa dụngNguyên liệu cần có:
- Bột mì đa dụng: 300g
- Sữa tươi không đường: 200ml
- Đường: 100g
- Mè trắng
- Men khô: 1 thìa cà phê
- Muối: 1/3 thìa cà phê
- Trứng gà: 1 quả
- Bột béo: 10g
- Bột vani: 6g
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, bạn trộn đều hỗn hợp sữa tươi, đường, men khô, bột béo, trứng gà và bột vani lại với nhau. Sau đó cho thêm bột mì và muối vào, trộn đều lên để tạo thành hỗn hợp bột đồng nhất.
- Bọc khối bột lại sau khi trộn bằng màng bọc thực phẩm, sau đó để cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng.
- Hết thời gian nghỉ, lấy khối bột ra nhồi lại, sau đó chia đều khối bột thành 9 phần bằng nhau.
- Túm tròn từng khối bột lại giống như làm bánh bao, rồi lăn chúng qua một lớp mè trắng.
- Đặt phần mặt bánh có nhúng mè xuống phía dưới, sau đó dùng cán bột để cán mỏng khoảng từng miếng bột bánh có độ dày khoảng 0,5cm. Như vậy sẽ đảm bảo bánh tiêu khi chiên xong sẽ đặc ruột.
- Kế đến, bạn bắc chảo lên, mở lửa vừa rồi cho dầu ăn ngập vào. Sau đó cho từng miếng bánh vào chiên đều, đến khi chín vàng đẹp mắt là có thể vớt ra, để cho ráo dầu rồi thưởng thức.
3. Cách làm bánh tiêu phồng không cần bột nởNguyên liệu cần có:
- Bột mì đa dụng: 300g
- Sữa tươi: 150ml
- Đường: 100g
- Muối: 1/4 thìa cà phê
- Dầu ăn
- Hạt mè rang
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, bạn trộn bột mì cùng với đường và muối. Sau đó từ từ đổ phần sữa và nước vào bát bột rồi trộn đều chúng lên để tạo thành hỗn hợp bột đồng nhất có độ dính và sánh mịn.
- Tiếp theo, bạn đem chia khối bột vừa trộn thành các phần có kích thước bằng nhau.
- Kế đến, bạn dùng cây cán bột để cán mỏng từng phần bột bánh rồi lăn nhẹ chúng qua lớp mè trắng.
- Bạn bắc chảo lên bếp rồi đổ ngập dầu ăn, sau đó bật bếp rồi đợt dầu nóng già, thả từng miếng bánh vào để chiên đều. Chiên đến khi bánh chín vào đều, có mùi thơm và nở phồng to là có thể vớt ra được rồi.
Những lưu ý khi làm bánh tiêu để bánh được ngon và đẹp- Chọn loại bột mì có độ mịn cao, không có tạp chất và có hàm lượng gluten vừa phải.
- Sử dụng men khô hoặc bột nở để làm bánh tiêu nở phồng và giòn. Bạn cần ủ men đúng thời gian và nhiệt độ để men phát triển tốt.
- Thêm sữa đặc, bơ hoặc dầu ăn vào bột để cho bánh thêm giòn và mềm. Bạn cũng có thể thêm vani hoặc các loại hương liệu khác để tăng hương vị cho bánh.
- Lăn bột qua mè trắng trước khi chiên để cho bánh thêm bùi và thơm. Bạn cần rang mè trước khi sử dụng để mè không bị ẩm và có màu vàng đẹp.
- Chiên bánh ở lửa vừa, không quá nóng hoặc quá lạnh. Bạn cần trở bánh liên tục và đều tay để bánh được chín vàng đều hai mặt.
- Cho bánh ra giấy thấm dầu sau khi chiên để loại bỏ dầu thừa. Bạn nên ăn bánh khi còn nóng để cảm nhận được vị ngon nhất của bánh.
Cách bảo quản bánh tiêu được lâu- Với bánh tiêu đã chiên, nên ăn hết trong ngày là ngon nhất, nếu không ăn hết để nguội và cho vào hộp kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Ngày hôm sau khi ăn, có thể chiên lại hoặc nướng cho bánh giòn trở lại. Chỉ bảo quản tối đa 1 ngày.
- Với bánh tiêu chưa chiên, có thể bỏ bánh vào hộp hoặc túi đựng thực phẩm và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn, bỏ ra cho nguội bớt và chiên như bình thường. Nên để tối đa 2 ngày để đảm bảo chất lượng.
Những lưu ý khi ăn bánh tiêuBánh tiêu là món ăn vặt ngon nhưng cũng cần có những lưu ý khi ăn để không gây hại cho sức khỏe.
- Bánh chứa nhiều tinh bột, chất béo và calo, nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh tăng cân và gây béo phì.
- Bánh có thể gây hại cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, thận… do chứa nhiều đường, muối và dầu ăn. Nếu ăn bánh tiêu, người bệnh cần kiểm soát lượng calo và chất béo trong ngày.
- Bánh có thể bị ôi thiu, mốc nếu để lâu hoặc không bảo quản đúng cách. Nên ăn bánh tiêu khi còn tươi hoặc chiên lại trước khi ăn. Không nên ăn bánh có mùi lạ, màu sắc đổi thay hoặc có dấu hiệu mốc.
- Bánh tiêu có thể gây khó tiêu, đầy hơi, khó chịu do chứa nhiều chất bột đường và ít chất xơ. Nên ăn kèm các loại rau xanh hoặc trái cây giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.