Lẩu là một trong những cách ăn vô cùng hấp dẫn và được nhiều người yêu thích vì cùng một nồi nhưng bạn có thể được thưởng thức các thực phẩm và rau khác nhau. Lẩu được bán ở rất nhiều nhà hàng từ bình dân đến sang trọng và bạn có thể tha hồ lựa chọn các vị khác nhau để thưởng thức.
Lẩu được rất nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, khi đến nhà hàng, dù ăn lẩu gì nhưng có 4 thứ tốt nhất bạn đừng gọi, vừa không ngon lại có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy đó là 4 thực phẩm gì, các bạn hãy cùng tham khảo chi tiết dưới đây:
1. Các loại chả viên (cá viên, tôm viên, bò viên, mực viên...)
Những loại chả viên này thường mềm dai, ăn rất ngon ngọt, thỉnh thoảng lại lẫn chút hạt tiêu vô cùng thơm, thu hút nhiều người thưởng thức. Tuy nhiên những loại chả viên này rất có thể nó được là từ các loại vụn cá thừa, thịt thừa, tôm thừa... thậm chí là những thực phẩm làm ra nó không còn tươi ngon nữa. Những thực phẩm ươn, ôi có thể được thêm phụ gia, hương liệu để khử mùi cũng như tăng thêm độ hấp dẫn.
Vì không thể xác định được chính xác chất lượng thực phẩm làm ra chúng, tốt nhất bạn không nên gọi chúng ra khi ăn lẩu. Nếu chúng nằm trong set lẩu bạn gọi, có thể khéo léo xin đổi thực phẩm khác hoặc bỏ không ăn nhé!
Không nên gọi những món thịt viên để thả lẩu vì khó xác định được nguồn gốc làm ra chúng.
2. Mực
Tại sao lại là mực? Nhiều người đi ăn lẩu hải sản mà không ăn mực thì có gì để ăn? Tuy nhiên, các bạn lưu ý, không phải ở quán lẩu nào mực cũng tươi ngon, thậm chí chúng được bảo quản trong ngăn đá từ rất lâu rồi. Chỉ cần nhìn màu mực trông không hề tươi mới, mắt mực đục, thịt nhớt, râu và đầu không còn dính chặt vào thân là chứng tỏ nó đã rất ươn rồi. Mực có thể đông lạnh vài tháng, ăn xong mực như vậy dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.
Do đó, nếu muốn ăn lẩu có mực hay đến các quán lẩu chuyên về hải sản. Ở đó người ta thường nhập được mực tươi ngon, bảo quản mực cũng đúng cách. Khi mực được mang lên phục vụ, mắt mực vẫn tươi sáng, long lanh, đầu và thân chắc chắn, nhìn có độ tươi mới, bóng loáng, thì đúng là mực tươi, bạn có thể yên tâm thưởng thức.
Khi mực được mang lên phục vụ, mắt mực vẫn tươi sáng, long lanh, đầu và thân chắc chắn, nhìn có độ tươi mới, bóng loáng, thì đúng là mực tươi, bạn có thể yên tâm thưởng thức.
Không nên gọi mực ở các quán không chuyên về hải sản, mực không tươi, ăn không tốt cho sức khỏe.
3. Thanh cua
Trước đây, nhiều người còn lầm tưởng thanh cua là được làm từ thịt cua. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại, thanh cua nhưng nó lại không được làm từ cua. Đây là một trong những phát minh ẩm thực của người Nhật, nó có tên gọi khác là surimi.
Trong tiếng Nhật, surimi có nghĩa đen là “thịt xay”. Để làm món surimi này, người ta xay thịt nạc của thịt cá trắng rồi nghiền thành bột nhão, kết hợp với các phụ gia khác thành thanh cua. Các loại phụ gia có trong thanh cua có thể bao gồm cả các thành phần cá khác nhưng nó thường là lòng trắng trứng, dầu, muối, tinh bột và gia vị...
Nếu thanh cua được làm từ cá tươi thì sẽ rất ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, không phải thanh cua nào cũng chất lượng, có loại còn được làm chủ yếu từ tinh bột cùng phụ gia, ăn vào không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi đi ăn lẩu, bạn nên tránh gọi thanh cua nhé.
Tránh gọi thịt cua khi ăn lẩu vì không biết chính xác nó được làm từ nguyên liệu gì.
4. Tiết vịt
Khi đi ăn lẩu vịt, có một số quán sẽ cho thêm tiết vào lẩu. Nhưng một con vịt thường không có nhiều tiết như vậy nên rất có thể tiết này được pha trộn từ nhiều tiết động vật khác nhau. Hơn nữa, không ai có thể dám chắc khâu cắt tiết vịt được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, khi bạn không dám chắc được về nguồn gốc cũng như độ an toàn của tiết vịt thì đừng nên gọi tiết vịt khi ăn lẩu.
Tương tự như vậy, khi ăn lẩu lòng bò, người ta cũng hay cho tiết bò. Tuy nhiên nếu chưa biết được lúc làm tiết có sạch sẽ vệ sinh không thì tốt nhất bạn đừng ăn.
Nguồn: