Ở Sài Gòn, để tìm một quán mì hoành thánh là điều vô cùng đơn giản. Vậy nhưng để tìm được “người anh em” của nó - món mì vằn thắn – thì không phải ai cũng biết. Tên gọi “vằn thắn” này xuất phát từ âm Quảng Châu (Trung Quốc) của chữ "vân thốn", cũng có nghĩa là "nuốt mây", còn ở miền Nam được gọi lái đi là “hoành thánh”.
Cùng là món ăn được những người Hoa mang đến nhưng ở mỗi miền Nam – Bắc, món mì với nguyên liệu cơ bản là mì tươi, viên hoành thánh với nước lèo từ vỏ tôm ninh lại được biến tấu theo một cách riêng.
Mì hoành thánh ở niềm Nam, cách nấu và chế biến cơ bản khá chuẩn xác với món mì Trung Hoa. mì vằn thắn ở miền Bắc lại khác. Món mì nguyên bản không phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội, nên nó đã được khéo léo chế biến theo một cách hơi khác biệt đôi chút.
Với những người con đất Bắc ở miền Nam hay những người Sài thành muốn được thử món mì vằn thắn kiểu Hà Nội – có một địa chỉ dành cho bạn: đó là hàng mì vằn thắn ở đường Phạm Thái Bường, khu phố Phú Mỹ Hưng, quận 7.
Món mì nguyên bản không phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội, nên nó đã được khéo léo chế biến theo một cách hơi khác biệt đôi chút.
Một bát mì ở đây đầy đủ những nguyên liệu cần có của mì vằn thắn Hà Nội như mỳ, hoành thánh, trứng luộc, bóng, tôm tươi, một miếng gan, thịt xá xíu, nấm, rau cải theo mùa và vài nhánh hẹ. Gọi một tô mì là có thể được ngắm trọn vẻ đẹp vô cùng hấp dẫn, tạo ra bởi màu vàng của mì, trắng của thịt, xanh của rau, nâu nâu của gan, đỏ cam của tôm luộc…
Một bát mì ở đây đầy đủ những nguyên liệu cần có của mì vằn thắn Hà Nội như mỳ, hoành thánh, trứng luộc, bóng, tôm tươi, một miếng gan, thịt xá xíu, nấm, rau cải theo mùa
Màu sắc bát mì khá sặc sỡ, bắt mắt.
Dùng thìa thử một chút nước dùng bạn sẽ thấy vị vỏ tôm, xương hầm hoà quyện đậm đà, ngọt lịm. Người Hà Nội vẫn nói, để nấu được một nồi nước mì vằn thắn ngon là vô cùng khó thì ở đây, ngay giữa Sài Gòn, nước dùng mì vằn thắn của quán hoàn toàn có thể so sánh được với những hàng mì nổi tiếng đất Hà thành.
Đặc biệt, sợi mì vằn thắn kiểu Hà Nội được quán tự làm nên luôn có cảm giác rất tươi, cũng từ bột mì và trứng nhưng không cứng như mì miền Nam mà nhỏ hơn, màu vàng nhạt hơn, sợi mềm nhưng vẫn dai.
Sợi mì vằn thắn kiểu Hà Nội được quán tự làm nên luôn có cảm giác rất tươi
Có lẽ vì để có được sợi mì, vị nước dùng cũng như các loại nguyên liệu tươi ngon đúng vị Bắc ở Sài Gòn khá khó khăn nên giá cả của quán cũng không hề rẻ.
Một bát mì vằn thắn thường có giá 45.000 đồng, bát đặc biệt vào khoảng 60.000 đồng nhưng cũng khá ít, không được quá đầy đặn. Tuy nhiên, với vị ngon mà nó mang lại, đây vẫn là một địa chỉ ăn sáng thú vị cho những ai muốn thưởng thức mì vằn thắn kiểu Hà Nội.