Chị Thanh Xuân chia sẻ, bản thân chị vô cùng yêu thích việc nấu ăn. Chị thường xuyên vào bếp với mong muốn cả gia đình chị được thưởng thức những món ăn ngon, bổ dưỡng.
Đặc biệt, vào những ngày Rằm, mùng 1 đầu tháng Âm lịch trong năm chị đều nấu cỗ chay để thắp hương. Chị Thanh Xuân cho biết, chồng chị theo đạo Phật và bản thân chị cũng rất thích ăn chay. Ăn chay rất tốt cho sức khỏe và nhan sắc của phụ nữ.
Sắp tới, chuẩn bị đến ngày Rằm tháng 7, chị đã gợi ý nhiều mâm cỗ chay chính tay chị nấu giúp các chị em khác đỡ phải suy nghĩ, sắp tới nấu gì, cúng gì.
Chị Thanh Xuân chia sẻ, bản thân chị vô cùng yêu thích việc nấu ăn. Chị thường xuyên vào bếp với mong muốn cả gia đình chị được thưởng thức những món ăn ngon, bổ dưỡng.
Chị chia sẻ, “Vào ngày rằm tháng 7 và các lễ lớn trong năm, người ta chọn cỗ chay bởi theo quan niệm từ xưa về hiếu đạo - tháng 7 còn có lễ Vu Lan nhớ ơn sinh thành của cha mẹ. Cúng cỗ chay thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên, cầu mong sự bình an, tránh sát sinh. Ngày rằm tháng 7 còn là lễ xá tội vong nhân. Nên cúng cỗ chay sẽ đem lại sự thanh tịnh và nhiều điều may mắn, bình an cho gia đình”.
Thông thường, để nấu một mâm cỗ chay từ 10-12 món cả xôi, chè, chị sẽ mất khoảng 2-3 tiếng. Nguyên liệu cơ bản để nấu các món chay đều là các loại rau, củ, quả. Chị lưu ý, khi nấu món chay không nên dùng nhiều dầu ăn mà chủ yếu sử dụng nước dừa và gia vị thì chỉ dùng hạt nêm chay, xì dầu từ đậu nành sẽ đem lại hương vị món ăn thanh đạm, làm nổi bật vị ngon của các loại rau, nấm.
Đặc biệt, vào những ngày Rằm, mùng 1 đầu tháng Âm lịch trong năm chị đều nấu cỗ chay để thắp hương (Các món trong mâm cỗ: 1. Xôi cốm hạt sen dừa 2. Đậu xốt nấm 3. Phở cuốn rau 4. Salad hoa quả 5. Món xào thập cẩm 6. Nấm rơm kho sả ớt 7. Cơm sen 8. Nấm xào xì dầu 9. Chè hạt sen long nhãn 10. Bánh bí đỏ nhân đậu xanh 11. Canh nấm chay)
Trong khi nhiều người đặt cỗ chay ở các nhà hàng cho nhanh nhưng chị Thanh Xuân đều tự tay chuẩn bị mâm cỗ này cho gia đình. Vì theo chị, các mâm cỗ chay dao động từ 600 - 1,2 triệu đồng ở các nhà hàng nhưng quá nhiều đồ giả chay như tôm, cá, thịt chay. Trên thực tế là chay nhưng có quá nhiều bột và chất bảo quản nên không có lợi cho sức khỏe, khi để nguội rất khó ăn. Do đó, chị gợi ý các chị em nên tự nấu các món chay từ đậu, nấm, hạt sen, đỗ các loại, cốm tươi, rau củ quả hạt,... vừa tươi mới lại rất ngon, tốt cho sức khỏe.
1. Cơm sen thập cẩm 2. Xôi cốm dừa 3. Nấm sốt xì dầu 4. Sa lát hoa quả 5. Đậu hũ non chiên xù 6. Rau củ xào thập cẩm 7. Đậu hũ sốt tứ xuyên 8. Đậu xốt cà chua 9. Canh chay 10. Chè hạt sen long nhãn 11. Chè bơ 12. Bánh chay (chè trôi nước) nhân đậu xanh dừa. (Thông thường, để nấu một mâm cỗ chay từ 10-12 món cả xôi, chè, chị sẽ mất khoảng 2-3 tiếng)
Chị còn bật mí, để nấu mâm cỗ chay được ngon, trước hết cần phải yêu thích các món chay và hiểu được lợi ích của các món chay đối với sức khỏe. Ngoài ra cần chú ý lựa chọn rau củ quả tươi ngon, nhiều màu sắc. "Mình thường mua hạt sen Huế cấp đông để tủ lạnh và dùng quanh năm. Vào mùa cốm, mình cũng đang tích trữ cốm để dành. Lễ Vu Lan vừa đúng mùa sen, mùa cốm tươi nên chị em có thể nấu các món có hoa sen, hạt sen để tăng độ hấp dẫn về màu sắc và hương vị", chị nói.
Nguyên liệu cơ bản để nấu các món chay đều là các loại rau, củ, quả.
Chị lưu ý, khi nấu món chay không nên dùng nhiều dầu ăn mà chủ yếu sử dụng nước dừa và gia vị thì chỉ dùng hạt nêm chay, xì dầu từ đậu nhanh sẽ đem lại hương vị món ăn thanh đạm, làm nổi bật vị ngon của các loại rau, nấm.
Chị còn bật mí, để nấu mâm cỗ chay được ngon, trước hết cần phải yêu thích các món chay và hiểu được lợi ích của các món chay đối với sức khỏe.