Muốn món ăn bớt mỡ, có thể cho vào đó vài viên đá nhỏ, vớt đá bỏ đi ngay khi váng dầu mỡ vừa bám vào nó - Ảnh: gimmesomeoven |
Món ăn bị mặn
Tùy món ăn cụ thể, bạn có thể cho thêm nước (ví dụ canh, súp), vắt thêm chanh hoặc dấm (canh hoặc món xào), hoặc cho một vài miếng khoai tây vào nấu thêm 10 phút để hút bớt độ mặn của canh. Xem chi tiết hơn tại đây.
Món ăn bị chua quá
Bạn nấu canh chua hay làm món sốt chua ngọt, nhưng lỡ tay cho nhiều gia vị chua (me, cà chua, khế...). Nếu độ chua vừa phải, chỉ cần bổ sung thêm đường. Nếu vị chua quá, có thể thêm đường, muối và một xíu nước ngay khi món ăn vẫn còn đang được đun trên bếp.
Món ăn nhiều dầu mỡ
Canh, súp, thậm chí là món kho bị nhiều dầu mỡ quá, nếu có thời gian, bạn cho món ăn vào ngăn đá tủ lạnh chừng 30 phút khiến dầu mỡ sẽ đông lại ở bề mặt. Lúc đó bạn chỉ việc hớt bỏ dầu mỡ rồi làm nóng lại món ăn.
Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy thả vào nồi canh, súp vài viên đá. Vớt đá vứt bỏ ngay lập tức khi nhìn thấy các váng dầu mỡ bám vào chúng.
Nếu bạn vẫn đang đặt xoong trên bếp, thả vào xoong vài lá rau diếp hay xà lách để chúng hấp thụ dầu. Vớt rau ra ngay sau khi dầu đã bám vào nó.
Cơm sống hoặc bị khô
Thường đồng nghĩa với hiện tượng cơm hơi nguội và thiếu hơi nước. Bạn có thể xúc cơm ra tô, vùi vào cơm vài viên đá nhỏ, bọc kín và cho vào lò vi sóng quay lại.
Khi bạn làm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, bạn cũng có thể vùi vài viên đá vào giữa các hạt cơm, lấy màng bọc thực phẩm bọc lại tô cơm. Lò vi sóng sẽ giúp hâm lại cơm mà không bị khô cứng
Cơm nhão
Khi nồi cơm vừa cạn nước, bạn phát hiện ra cơm có nguy cơ nhão, sau đó nhớ thỉnh thoảng mở vung đảo nhẹ cơm để hơi nước bay bớt ra ngoài.
Hoàng Anh (Theo WomansDay)