Loại rau được nhắc tới là rau câu chân vịt. Loài này thường mọc dại ở các bờ biển khu vực Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc… Trước kia nó chỉ là rau quê bán vài chục nghìn/kg, nay trở thành đặc sản quý, giá lên tới cả triệu đồng/kg và không phải lúc nào cũng mua được.
Được biết, rau câu chân vịt thân nhỏ, lúc chưa chế biến sẽ có màu xám tím, hình dáng nhỏ, dài, kết cấu gần giống với chân vịt. Loài rau câu này thường mọc thành từng mảng lớn bám vào các mặt đá. Để có thể thu hoạch được một cân rau câu chân vịt người ta phải thực hiện rất kỳ công.
Rau câu chân vịt có thể dùng làm nguyên liệu nấu các món ăn. Nó giàu dinh dưỡng và cho hương vị cũng tươi ngon, thanh mát. Theo Đông y, rau này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và lợi tiểu. Bên cạnh đó còn có tác dụng khử thấp, trừ phong và giảm cân hiệu quả.
Hiện nay, cứ 1kg rau câu chân vịt khô ở Phú Quốc được bán với giá khoảng 800.000đ/kg. Với người dân ở Phú Quốc và các vùng có loại rau này thì nó không đơn giản chỉ là thực phẩm mà còn giống như “báu vật trời ban” vì mang lại giá trị kinh tế cao.
Người ta thường dùng rau câu chân vịt để nấu chè, làm nộm, gỏi… Tùy vào sở thích mà có thể lựa chọn một cách chế biến cho phù hợp. Bài viết hôm nay, Bếp Eva sẽ giới thiệu đến bạn một món ngon từ rau câu chân vịt vừa dễ nấu mà hương vị cực kỳ thơm ngon.
Nguyên liệu- Rau câu chân vịt khô: 50g
- Chanh: 1 quả
- Đường phèn
- Lá dứa
- Nước cốt dừa
- Gừng
Cách làm rau câu chân vịt1. Rau câu chân vịt khô mua về bạn đem ngâm trong nước lạnh có pha cùng nước cốt chanh. Ngâm rau trong khoảng 2 tiếng để rau nở đều. Lưu ý, rau này sau khi ngâm nước nở ra to gấp nhiều lần vì thế bạn chỉ cần dùng 1 lượng vừa đủ.
(Ảnh: Cooky TV)
2. Phần rong biển sau khi ngâm xong bạn rửa nhiều lần với nước để loại bỏ nốt phần cát, rêu bẩn còn sót lại.
(Ảnh: Cooky TV)
3. Lần lượt cho rong biển, 100g đường phèn, 1 thìa muối, gừng tươi, lá dứa cùng 1.5 lít nước lọc vào nồi. Đậy vung nồi lại, bật bếp lên và đun chừng 5 phút cho rong nở ra.
(Ảnh: Cooky TV)
4. Khi nồi rau câu chân vịt sôi, bạn tắt bếp rồi múc ra bát thủy tinh hoặc khuôn có hình dáng mà bạn mong muốn. Chờ nước nguội thì bạn cho rau câu rong biển vào tủ lạnh từ 1 - 2 tiếng để làm đông.
(Ảnh: Cooky TV)
5. Phần cốt dừa, bạn pha với 20g đường, ½ thìa muối, lá dứa tươi sau đó đun sôi thì tắt bếp.
(Ảnh: Cooky TV)
6. Khi rau câu đã đông lại, cốt dừa cũng nguội, bạn cắt rau câu thành từng miếng vừa ăn.
(Ảnh: Cooky TV)
Cho rau câu chân vịt ra cốc thủy tinh rồi thêm đá và nước cốt dừa lên trên là có thể thưởng thức.
(Ảnh: Cooky TV)
Phần rau câu chân vịt ăn giòn sần sật, thanh mát thêm vị thơm ngậy, béo bùi từ nước cốt dừa ăn ngon vô cùng.
(Ảnh: Cooky TV)
Lưu ý khi chế biến rau câu chân vịt- Rau câu chân vịt có mùi tanh rất đặc trưng vì thế để đảm bảo không ảnh hưởng tới hương vị món ăn bạn cần sơ chế thật kỹ. Thông thường người ta sử dụng nước cốt chanh vừa để khử mùi vừa giúp rau câu trắng và mềm ngon.
- Vì rau này mọc trên bề mặt đá nên có rất nhiều cát sỏi và rêu, do đó bạn cần rửa thật nhiều lần với nước để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn còn sót lại.
- Vì rau câu chân vịt có khả năng làm đông do đó khi nấu bạn không cần thêm bột rau câu nữa. Nếu thêm bột này sẽ làm cho thạch bị cứng, ăn không ngon.
Nguồn: