Với sự phổ biến của quan niệm nuôi dạy con khoa học và giáo dục sớm trong gia đình, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ hiểu tầm quan trọng của tình yêu thương đối với sự trưởng thành, và luôn dành sự quan tâm hết mức có thể cho con cái.
Nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi việc thiếu quan tâm đến con vì bận rộn với công việc mưu sinh, khiến trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ mà không hề hay biết.
3 biểu hiện cho thấy trẻ thiếu tình thương của cha mẹ
Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có 3 biểu hiện dưới đây, có nghĩa là trẻ đã thiếu sự quan tâm trước đó, cha mẹ nên nhận biết sớm và có phương pháp điều chỉnh giúp mối quan hệ với các con thêm gắn kết hơn.
Không vâng lời, tìm kiếm sự chú ý
Thông thường những đứa sống trong môi trường cha mẹ đã ly hôn hoặc quá bận rộn với công việc mà ít quan tâm tới con cái sẽ có biểu hiện này, trẻ có thể ngụy trang sự thiếu vắng tình thương bằng những hành động bướng bỉnh, không nghe lời, nhằm tìm kiếm sự chú ý.
Trẻ thể ngụy trang sự thiếu vắng tình thương bằng những hành động bướng bỉnh, không nghe lời, nhằm tìm kiếm sự chú ý.
Nếu những gì trẻ muốn trong lòng không được thỏa mãn, trẻ sẽ không thể hiện mình, và điều đó thường biến thành mâu thuẫn trong hành động. Trẻ không nghe lời và muốn tìm kiếm sự quan tâm đều là dấu hiệu của sự thiếu thốn tình yêu thương trong tâm hồn trẻ.
Trẻ thường tỏ ra mình bướng bỉnh, bất cứ câu nói nào của cha mẹ cũng đều bị phản bác, bắt bẻ lại. Trẻ cũng có biểu hiện bất cần, không quan tâm đến người khác.
Tự dưng mẹ rất dính mẹ, đi đâu cũng theo mẹ
Các nhà tâm lý học từng cho biết, trẻ trong vòng 3 tuổi rất mong manh, mẹ và con cách nhau hai tuần có thể gây ra “cảm giác bị bỏ rơi” cho trẻ. Sau 3 tuổi, dù trẻ bắt đầu nhận thức được không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên cạnh mình, nhưng cảm giác an toàn vẫn còn mong manh và cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ.
Ví dụ: Nếu mẹ để con đi công tác, hoặc ít trò chuyện với trẻ hơn vì công việc bận rộn, mẹ sẽ thấy rằng con bỗng nhiên ngày càng quyến luyến mẹ hơn. Lúc này, cha mẹ dành thêm cho trẻ tình yêu thương để loại bỏ sự căng thẳng, bất an của trẻ, để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm của trẻ trong thời gian này.
Trẻ thiếu tình thương cũng thường xuyên bám dính mẹ.
Trẻ thường xuyên ốm vặt
Có nhiều yếu tố khiến trẻ bị ốm liên tục như môi trường, khí hậu… hay một số thói quen xấu của trẻ như: ăn dặm, kén ăn, thức đê. muộn, ... cũng có thể làm suy giảm thể lực và khiến trẻ dễ bị ốm.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt trẻ dễ ốm, cũng có thể do thiếu tình thương, trẻ thiếu tình thương thì tâm trạng sẽ chán nản, phiền muộn khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm, dễ ốm vặt.
Vậy để trẻ cảm nhận được tình yêu thương, cha mẹ cần làm gì?
Để trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự đồng hành, chia sẻ của cha mẹ là rất quan trọng.
Khuyến khích và khen ngợi trẻ
Một số cha mẹ cho rằng, khen con nhiều quá sẽ khiến trẻ tự mãn. Nhưng trong một vài trường hợp, lời khen có thể tăng thêm sức mạnh tinh thần, động lực cho trẻ.
Một lời khen ngợi ở mức độ vừa phải, đúng lúc đúng chỗ sẽ trở thành động lực khiến trẻ trở nên tự tin hơn, ngày càng tiến bộ. Những hành động chăm sóc, lời động viên và khích lệ từ người thân cũng sẽ khiến trẻ vững tin hơn khi chuẩn bị thực hiện những dự định của mình.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên đè nặng áp lực của những lời lên trẻ nhỏ, hãy cho trẻ biết rằng tình yêu thương của cha với con là không thay đổi dù trong trường hợp nào.
Để trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự đồng hành, chia sẻ của cha mẹ là rất quan trọng.
Cho trẻ đủ cảm giác an toàn
Để con không thiếu thốn tình cảm và cho con đủ cảm giác an toàn, cha mẹ hãy tích cực tăng giao tiếp với trẻ thật nhiều để trẻ luôn có được trạng thái tinh thần tốt, cảm giác bình yên và được bố mẹ quan tâm.
Tình yêu của cha mẹ dành cho con có thể được thể hiện bằng nhiều cách, đó có thể là một nụ hôn, một cái ôm, hoặc đơn giản chỉ là một lời chào mỗi sáng dành cho trẻ... Những tình yêu thương bé nhỏ ấy sẽ từ từ tỏa sáng trong trái tim trẻ, lấp đầy trái tim trẻ thơ và trở thành tia nắng chói chang nhất trên con đường để con lớn lên khỏe mạnh.
Dành nhiều thời gian quan tâm
Nhiều bậc cha mẹ viện cớ bận rộn công việc nên không thường xuyên quan tâm tới con cái, nhưng lại có thời gian để chơi game, nhậu nhẹt, đi chơi bên ngoài…
Tuy nhiên, có một số giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của trẻ mà sự đồng hành của cha mẹ rất quan trọng. Vì vậy, dù bận rộn hay mệt mỏi đến đâu, hãy cố gắng dành thời gian quan tâm, trò chuyện với con nhiều hơn.
Một lời khen ngợi ở mức độ vừa phải, đúng lúc đúng chỗ sẽ trở thành động lực khiến trẻ trở nên tự tin hơn, ngày càng tiến bộ.
Tạo cho trẻ sự tự tin
Đối với một đứa trẻ, việc có tự tin hay không thì sức ảnh hưởng từ cha mẹ rất lớn. Khi trẻ cảm thấy mình được yêu thương, trẻ sẽ trở nên tự tin, rộng lượng, dũng cảm.
Vì vậy, là cha mẹ, hãy thể hiện mình là người luôn luôn yêu thương con, giúp trẻ thêm tự tin trong quá trình trưởng thành.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/3-bieu-hien-tre-bat-an-va-thieu-tinh-thuong-cua-bo...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/3-bieu-hien-tre-bat-an-va-thieu-tinh-thuong-cua-bo-me-d299059.html
Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn