Chiều cao cân nặng của bé theo chuẩn WHO được xem là một bảng chỉ số giúp các bố mẹ có thể so sánh và thấy được sự phát triển của con mình có đang đúng chuẩn hay chưa.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0 - 10 tuổiBảng chiều cao cân nặng chuẩn bé gái từ 0 - 10 tuổi theo WHO
Trong đó:
- Chỉ số -2SD: Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân
- Chỉ số +2SD: Trẻ thừa cân béo phì hoặc quá cao
- TB: Chỉ số phát triển bình thường
Các thông tin về chỉ số tăng trưởng của bé gái từ 0 - 10 tuổiSự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của bé trai và bé gái có sự khác nhau. Theo đó, các chỉ số tăng trưởng như sau:
- Bé mới sinh: Bé gái mới sinh trung bình dài 50cm, nặng 3,3kg, chu vi vòng đầu là khoảng 33,8cm.
- Bé 4 ngày tuổi: Cân nặng của cả bé trai và bé gái sẽ giảm từ 5 - 10% so với ngày đầu sinh do bé bị mất nước, dịch của cơ thể ra ngoài do bé đi tiểu, đại tiện.
- Bé từ 5 ngày - 3 tháng tuổi: Cân nặng của bé tăng trung bình từ 15 -28g/ ngày. Sau 2 tuần đầu, cân nặng của bé sẽ đạt mức lúc mới sinh.
- Bé từ 3 - 6 tháng tuổi: Bé tăng 225g/ 2 tuần. Khi đạt 6 tháng cân nặng của con gấp đôi lúc mới sinh.
- Bé từ 7 - 12 tháng: Cân nặng tăng 500g/ tháng. Chiều cao bé ở khoảng 72 - 76cm, gấp 3 lúc mới sinh.
- Bé 1 tuổi: Tăng 225g/ tháng và cao lên 1,2cm.
- Bé 2 tuổi: Cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi và chiều cao tăng thêm 10cm.
- Bé 3 - 4 tuổi: Bé vận động nhiều hơn, mỡ thừa giảm xuống, chiều cao của bé bắt đầu nhỉnh lên.
- Bé từ 5 tuổi trở đi: Bé phát triển nhanh, đến giai đoạn dậy thì ở bé gái từ 11 - 13 tuổi thì sẽ phát triển vượt trội về chiều cao và cân nặng.
Hướng dẫn cách đo và đọc chỉ số chiều cao cân nặng của bé gáiBước 1: Bố mẹ đo chiều cao tính bằng cm và cân nặng tính bằng kg của bé.
Bước 2: Dóng tuổi của bé sang cột chiều cao, cân nặng, so sánh chỉ số đo được với chỉ số có trong bảng.
Ví dụ: Bé gái 6 tháng tuổi đo được chiều cao 65cm, cân nặng 7kg. Bé đang phát triển bình thường.
Nếu các chỉ số chiều cao hoặc cân nặng hoặc cả 2 nằm ở bảng -2SD, bé có dấu hiệu của suy dinh dưỡng, thấp còi. Bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
Nếu chỉ số chiều cao hoặc cân nặng hoặc cả 2 nằm ở bảng +2SD thì bé có dấu hiệu của thừa cân, béo phì.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé gái 1. Yếu tố giới tínhChiều cao và cân nặng của bé gái sẽ thường nhỏ hơn so với bé trai, vì vậy, bố mẹ cần chú ý khi đo cần dóng đúng hàng của bé gái. Các bé khác nhau sẽ có sự phát triển khác nhau, nếu các chỉ số không quá thấp hay quá cao, bố mẹ không cần quá lo lắng.
2. Gen di truyềnBé chịu 23% yếu tố di truyền chiều cao, cân nặng từ bố mẹ. Các yếu tố dinh dưỡng, vận động sẽ quyết định nhiều hơn đến sự tăng trưởng của trẻ.
3. Dinh dưỡng và môi trường sốngDinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn, đặc biệt là canxi phát triển xương. Yếu tố môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của con.
4. Bệnh mạn tínhCác bệnh mạn tính, khuyết tật bẩm sinh… cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chiều cao, cân nặng của bé.
5. Dinh dưỡng thai kỳTrong thời gian mang thai, dinh dưỡng của mẹ không đủ, thai bị suy dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của bé sau này. Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lo âu thì khi sinh con cũng có trí tuệ, khả năng vận động kém hơn.
6. Vận động và thể dụcSo với các bé không vận động, các bé tham gia các trò chơi vận động như nhảy dây, chạy, thể dục… sẽ có khả năng tăng trưởng chiều cao và cân nặng tốt hơn, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì.
Để đảm bảo bé gái có sự phát triển, tăng trưởng tốt nhất bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học và nên cho bé tham gia các trò chơi vận động hàng ngày, giúp bé tăng trưởng cả về thể chất và tinh thần.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/chieu-cao-can-nang-chuan-cua-be-gai-tu-0-10-tuoi-d...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/chieu-cao-can-nang-chuan-cua-be-gai-tu-0-10-tuoi-d299104.html
Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn