1. Liên tục hỏi han con
Tranh minh họa
Hỏi đi hỏi lại con bạn về điều gì đang làm phiền chúng có thể khiến chúng khó chịu và khiến chúng muốn giải quyết vấn đề một mình.
Tất cả chúng ta đều đối phó với căng thẳng theo những cách khác nhau, và con cái của chúng ta cũng không ngoại lệ. Đó là lý do tại sao, thay vì thúc ép con bạn nói với bạn điều gì đó mà chúng không muốn, hãy cố gắng hỏi chúng những câu hỏi ít trực tiếp hơn.
2. Giục con kết hôn
Ảnh minh họa
Không có gì sai khi cha mẹ mong muốn con cái của họ có cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, sẽ thật tệ khi điều này trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ.
Những cuộc trò chuyện không dứt về việc kết hôn, sinh con không làm cho mối quan hệ giữa hai phía gần gũi hơn hay xa cách hơn. Những bậc cha mẹ cứ khăng khăng ép con cái như vậy sẽ phải đối mặt với việc con ngại ngừng giao tiếp với họ.
3. Chia sẻ, lưu giữ hình con trên mạng xã hội
Ảnh minh họa
Hiện nay, mạng xã hội trở nên phổ biến, nhiều phụ huynh thường chia sẻ về con trên mạng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Đại học Washington và Đại học Michigan, Mỹ, nhiều trẻ cảm thấy lo lắng về những điều bố mẹ chia sẻ, đăng quá nhiều ảnh trên mạng xã hội.
Nhiều câu chuyện người lớn cho rằng vui vẻ, trêu đùa, trẻ lại thấy xấu hổ và thất vọng. Những đứa trẻ được khảo sát cho rằng cha mẹ nên hỏi chúng trước khi đăng, xem chúng cảm thấy thế nào và đăng có ổn hay không.
4. Ngăn cản con tự do
Việc trẻ em tìm kiếm sự tự do hơn là điều bình thường và lành mạnh. Khi điều này xảy ra, cha mẹ thường coi đó là sự thiếu tôn trọng hoặc họ đang mất kiểm soát đối với con cái của họ, điều này có thể dẫn đến việc kìm kẹp con họ nhiều hơn.
Trong trường hợp này, thay vì đặt ra các quy tắc chặt chẽ hơn, hãy để con bạn tự thực hiện một số quy tắc và quan sát cách chúng quản lý trách nhiệm. Khi con bạn thấy rằng bạn tin tưởng chúng, chúng có thể sẽ thể hiện khía cạnh trưởng thành và có trách nhiệm hơn mà bạn chưa từng thấy.
5. Trở thành bố mẹ dọn đường
Ảnh minh họa
"Bố mẹ dọn đường" là thuật ngữ chỉ phụ huynh loại bỏ mọi chướng ngại vật trên con đường vươn tới thành công của con, không muốn con gặp bất kỳ khó khăn gì bằng cách sẵn sàng can thiệp và làm hộ.
Giáo sư tâm thần học Cheryl Kennedy, trường Y Khoa New Jersey, Mỹ, cho biết làm mọi thứ giúp hoặc để trẻ đạt được mọi thứ quá dễ dàng sẽ khiến chúng gặp khó khăn. Việc xuất hiện giải cứu mỗi khi trẻ thất bại khiến chúng không cần tư duy và hiểu mình cần giải quyết vấn đề.
"Tôi nghĩ bạn chỉ nên hướng dẫn trẻ khi cần thiết, nhưng cần nhớ rằng không làm thay việc của trẻ", giáo sư Kennedy nói.
6. Cấm con khóc
Khóc khi bị tổn thương là điều bình thường với tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Ảnh minh họa
Nhiều cha mẹ tin rằng việc nói "khóc là xấu" là cách duy nhất để ngăn con khóc. Nhưng cách phản ứng này có thể dẫn đến việc trẻ trở nên dè dặt và nhút nhát. Khóc khi bị tổn thương là điều bình thường với tất cả mọi người, kể cả trẻ em.
7. Trở thành bố mẹ trực thăng
Theo dõi quá trình phát triển của con là cần thiết. Tuy nhiên, "bố mẹ trực thăng" giám sát, theo sát trẻ như những chiếc trực thăng bay lượn trên đầu.
Khi giám sát mọi khía cạnh trong cuộc sống, bạn khiến trẻ không thể tự lập và đưa ra quyết định. Một nghiên cứu từ năm 2016 của Đại học Florida State, Mỹ, cho thấy việc trở thành bố mẹ trực thăng có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên, khiến chúng lo lắng và giảm sự hài lòng với cuộc sống. Khi cho phép thất bại, trẻ sẽ có trải nghiệm về sự kiên cường.
8. Quan niệm giới
Ảnh minh họa
Đây là một tình huống xảy ra trong nhiều gia đình, khi quan niệm giới và tình cảm cha mẹ dành cho những đứa trẻ khác nhau là khác nhau.
Ví dụ, đứa trẻ lớn hơn phải làm việc nhiều hơn đứa bé, chị gái thì phải làm những việc của phụ nữ... Nếu cha mẹ không để ý vấn đề này, mâu thuẫn giữa anh chị em có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng trong tương lai.
9. So sánh
Nhiều thanh thiếu niên và người trưởng thành cho biết ký ức về việc bị so sánh với người khác khiến họ bị ám ảnh mãi sau này. Ảnh minh họa
Nhiều cha mẹ nghĩ so sánh để nêu gương và giúp con học tập người khác tốt hơn. Nhưng đây là hành vi nạn cần tránh xa và loại bỏ, chẳng hạn "Tại sao con không thể giống anh trai chứ?". Việc này sẽ tạo ra sự căng thẳng, xấu hổ và bất mãn cho trẻ, hoàn toàn không giúp trẻ cố gắng phấn đấu.
Nhiều thanh thiếu niên và người trưởng thành cho biết ký ức về việc bị so sánh với người khác khiến họ bị ám ảnh mãi sau này và luôn cảm thấy mình là kẻ thất bại.