Tôi là người ở quê nhưng học tập và làm việc tại Hà Nội. Sau khi đi làm được vài năm thì tôi lấy chồng là người gốc Hà Nội. Bố mẹ chồng tôi cũng có một căn nhà 5 tầng ở Hà Nội ở trong hẻm nhưng cũng rộng rãi thoáng mát lắm. Vì vậy từ khi lấy nhau đến khi sinh con vợ chồng tôi đều sống ở nhà bố mẹ chồng.
Cuộc sống giữa tôi và gia đình chồng không có gì bất ổn cho đến khi sinh con, những bất đồng quan điểm chăm trẻ sơ sinh ngày một nhiều khiến tôi cũng đã cảm thấy khó chịu với bà nội đứa nhỏ. Tuy nhiên cũng vì không có gì quá khó chịu hay nguy hại nên bình thường tôi chỉ khéo léo để ứng xử cho qua thôi. Vậy nhưng khi những bất đồng xung quanh giữa mẹ chồng và mẹ đẻ xảy ra khiến tôi và chồng cũng bỗng dưng trở nên khó xử.
Ảnh minh họa
Trước kia khi tôi mới sinh con, mẹ đẻ cũng lên chăm tôi được ít hôm nhưng vì không hợp với bà thông gia nên sau đó bà cũng nhanh chóng xin về, mỗi lần lên chỉ thỉnh thoảng ở lại được 1 đêm rồi về vào sáng ngày hôm sau. Tôi cũng cảm thấy thương mẹ nhưng chồng động viên, một thời gian nữa khi đủ kinh tế hai vợ chồng con cái ra ở riêng thì cũng thoải mái hơn, bà ngoại lên chơi với cháu đỡ chạm mặt bà thông gia thì cũng đỡ ngại hơn.
Hôm qua nhân dịp cuối tuần khi hai vợ chồng tôi được ở nhà, mẹ đẻ tôi dưới quê cũng sắp xếp được công việc nên tất tưởi lên thăm con cháu. Bà mang quà quê lên, mỗi thứ một chút thì thịt, gà, rau, cá... cho cả gia đình và cũng là chút đồ ăn dặm sạch cho cháu đang ở tháng thứ 7.
Khi bà vừa lên tới nơi thì bố mẹ chồng tôi đi công chuyện nên không ở nhà. Mẹ đẻ tôi khoe: "Mẹ mua được ít cua đồng to ngon lắm, để mẹ xay lấy nước nấu cháo cho thằng cu nhé". Tôi cũng không nghĩ ngợi gì mà chuẩn bị thêm một vài thứ để vào bếp cùng mẹ. Thế nhưng khi hai mẹ con tôi đang làm bếp thì mẹ chồng tôi về.
Mẹ chồng tôi cũng hồ hởi vui vẻ lắm khi biết bà thông gia lên chơi. Bà nội mời bà ngoại lên nhà chơi uống nước, chơi với cháu để công việc bếp núc cho các con:
- Ôi bà thông gia mới ở quê lên thì chị phải nghỉ ngơi, chơi với cháu đây này, bếp núc làm gì cho mệt.
- Tôi cũng không mệt lắm. Tại mua được mẻ cua đồng ngon lắm sợ để lâu sẽ mất ngon. Tôi đang làm sạch xay lấy nước để nấu cháo cho cháu ăn luôn cho ngon. Các loại cua rất giàu canxi, tốt cho trẻ ăn dặm lắm.
Ảnh minh họa
Nghe đến đây, mẹ chồng tôi chạy nhanh vào trong bếp khua tay:
- Ôi không được bà ơi, cháu mới có 7 tháng chưa ăn được cua đâu. Bà không biết mà con cũng không bảo mẹ à, cháu chưa được ăn cua đâu, vừa lạnh bụng lại vừa dễ dị ứng, cẩn thận bị tiêu chảy đó.
Nói xong mẹ chồng tôi thẳng tay đổ bát nước cua xay mẹ đẻ tôi vừa làm xong vào nồi để nấu canh cho người lớn ăn mà không cho bà nấu cháo cho cháu nữa. Hành động dứt khoát của mẹ chồng khiến mẹ đẻ tôi và vợ chồng tôi cũng đứng hình nhìn nhau.
Mẹ tôi không nói thêm gì, rửa tay ra chơi với cháu một lúc rồi xin về quê luôn vì có việc gấp.
Cũng vì việc này mà tôi giận mẹ chồng, giận chồng luôn. Không nói nhiều như trước kia.
Tôi thấy hành động của mẹ chồng có phần hơi mất lịch sự nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng là vì bà muốn tốt cho cháu nội thôi. Những lời bà nói có vẻ khá đúng, tôi cũng lên mạng tìm hiểu thử nhưng chưa biết thế nào là đúng. Không biết có thực sự trẻ 7 tháng chưa ăn được cua không, ăn vào có bị làm sao không và bao giờ thì trẻ mới được ăn cua?
Tâm sự từ độc giả chuvian....
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, do cua đồng ít gây dị ứng với trẻ hơn nên các bé có thể ăn cháo cua đồng bắt đầu từ 7-12 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu bước qua 1 tuổi, mẹ có thể dùng cua biển để nấu cháo thay cho cua đồng vì thịt cua biển giúp các bé tăng đề kháng tốt hơn so với các giai đoạn trước.
Để giúp cháo cua đồng cho bé không bị tanh, mẹ cần phải thực hiện đúng những bước sơ chế ban đầu như sau:
Làm sạch và sơ chế cua đồng trước khi nấu cháo cua đồng cho bé
- Bước 1: Rửa sạch cua, tốt hơn là nên ngâm cua đồng trong nước trước khi thực hiện chế biến khoảng 15-20 phút. Sau khi đã rửa sạch cua xong thì mẹ hãy tách bỏ phần mai cua đi.
- Bước 2: Ngâm phần thịt cua vừa được tách bỏ mai vào nước sạch. Để giúp thịt cua sạch hơn, mẹ bỏ thêm khoảng 1 thìa cà phê muối hạt vào trong chậu và ngâm trong khoảng 15 phút cho đến khi hết khi hết chất bẩn, giun sán.
- Bước 4: Bỏ phần thịt cua đồng này ra rổ cho thật ráo nước.
- Bước 5: Bỏ phần thịt cua đã rửa vào máy xay, xay nhuyễn. Đổ thêm chút nước vào thịt cua đã xay rồi bóp đều, lọc thật kỹ lấy phần cốt nước rồi bỏ bã cua.
Cách nấu cháo cua đồng hành thơm cho bé
Nguyên liệu chuẩn bị:
1 nắm gạo tẻ ngon
150-200g cua đồng
50g hành khô
Thì là, hành lá
Dầu ăn, gia vị, nước mắm ngon
Cách làm:
- Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, ngâm trong nước khoảng 45-60 phút. Gạo sau khi ngâm xong thì vớt ra để ráo nước rồi cho gạo vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa cho đến khi gạo nở chín thật mềm, nhuyễn.
- Bước 2: Nước lọc cua vừa xay xong bắc lên bếp, khuấy đều đến khi thấy thịt cua đã bắt đầu kết tủa thì có thể ngừng. Chờ cho đến khi nồi nước sôi bùng, thịt cua đã đóng thành tảng thì hãy hạ lửa nhỏ, vớt phần gạch cua ra bát thì để riêng.
- Bước 3: Thêm khoảng 3-4 muỗng cháo trắng vào trong nồi nước cua , đun thật nhỏ lửa đến khi hạt cháo chín mềm và nhuyễn. Đun lửa nhỏ liu riu để cháo trong nồi không bị tràn ra ngoài.
- Bước 4: Phi thơm hành khô lên rồi cho phần gạch cua đã bỏ riêng vào bát vào rồi đảo đều cùng phần thịt cua vừa múc ra ngoài xong, nêm thêm chút mắm ngon. Đổ thịt cua ra một bát riêng.
- Bước 5: Khi thấy nồi cháo đã chín thì nêm gia vị cho vừa miệng rồi cho thịt cua vào, thêm chút hành lá, rau thơm đã thái nhỏ.
- Bước 6: Múc cháo ra bát rồi thêm chút hành khô đã phi thơm vào là bé có thể dùng được.