Nhắc đến cháu nội Bảo Bảo, bà nội Bảo Bảo luôn tỏ ra tự hào. Vì bố mẹ Bảo Bảo bận đi làm nên Bảo Bảo được bà nuôi nấng từ nhỏ, còn vài ngày nữa là Bảo Bảo sẽ tròn 2 tuổi. Bất cứ khi nào những người hàng xóm nhìn thấy Bảo Bảo, họ không thể không muốn véo khuôn mặt tròn trịa của cậu bé.
Theo ý kiến của bà, nếu bà có thể nuôi dạy đứa con của mình khôn lớn khỏe mạnh như thế thì bà tuyệt đối cũng sẽ không sao nhãng trong bổn phận làm bà của mình, để có thể chăm sóc đứa cháu nội Bảo Bảo tốt nhất.
Buổi khám sức khỏe cho cậu bé 2 tuổi diễn ra đúng như lịch hẹn, người bà tự tin đưa đứa cháu nhỏ đến bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi có kết quả khám sức khỏe thì bà Bảo Bảo lập tức "chết lặng".
Đứa cháu ngoại chiều cao không đạt chuẩn, cân nặng thì thừa cân nghiêm trọng, điều khiến bà càng khó chấp nhận hơn là bác sĩ nói với bà rằng Bảo Bảo bị thiếu sắt, canxi, protein và kẽm, dẫn đến tình trạng "suy dinh dưỡng trầm trọng".
Nhìn đứa cháu mũm mĩm, bà không đành lòng chấp nhận kết quả khám bệnh. Bà không hiểu rằng, đồ ăn bà cho cháu ăn hàng ngày luôn rất “bổ dưỡng”, dễ tiêu và cháu có vẻ hấp thu tốt, sao kết quả khám sức khỏe lại không đạt tiêu chuẩn, thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết? Không đợi bà nội Bảo Bảo hỏi, bác sĩ đã mở đầu cuộc nói chuyện: "Bà Bảo Bảo, bà thường cho cháu ăn gì vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, bà có thể kể cụ thể để tôi nắm rõ tình hình?"
"Tôi chuẩn bị cho cháu đầy đủ chất dinh dưỡng. Buổi sáng cháu có thể ăn một bát cháo to với ít dưa chua và ăn rất hào hứng. Buổi trưa, tôi thường nấu mì cho cháu ăn với nước hầm xương và cháu cũng ăn một bát lớn..." Trước khi nghe những gì bà nội Bảo Bảo nói, bác sĩ cũng đã suy đoán về nguyên nhân khiến Bảo Bảo bị "suy dinh dưỡng". Trong mắt những người lớn tuổi, có lẽ không có món ăn nào phù hợp với trẻ nhỏ hơn cháo.
Bởi vì, cháo trắng có mùi vị thơm ngon, không cần nhai, dễ tiêu hóa nên sẽ rất phù hợp với trẻ. Nhờ vậy, cháo trắng đã trở thành “khách quen” trên bàn ăn sáng của nhiều em nhỏ. Nếu đứa trẻ bị bệnh, tầm quan trọng của cháo trắng trong mắt bố mẹ càng nổi bật, và món cháo sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng duy nhất cho những đứa trẻ biếng ăn trong thời gian bị bệnh này.
Tuy nhiên, trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển có nhu cầu dinh dưỡng cao, bố mẹ cần phải chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng của con mình. Đặc biệt là bữa sáng, trẻ nên được ăn sáng đủ chất để có thể nạp đủ năng lượng cho hoạt động cả ngày.
Theo các bác sĩ, một số bữa sáng tưởng chừng “bổ dưỡng” nhưng thực tế lại không cung cấp nhiều dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ tuyệt đối không nên mắc sai lầm. Nếu trẻ ăn một bữa sáng như vậy trong thời gian dài, không chỉ cản trở sự phát triển về thể chất, tinh thần mà ngược lại sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
3 kiểu ăn sáng không lành mạnh cho sức khỏe của trẻ
Các chuyên gia liệt kê 3 bữa sáng tưởng chừng “bổ dưỡng” nhưng thực chất sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, bố mẹ không nên cho trẻ ăn trong thời gian dài.
Cháo dưa chua
Giống như bà Bảo Bảo, một số bà mẹ cũng chuẩn bị cháo và dưa chua vào bữa sáng cho con cái của họ. Cháo thanh đạm, thơm ngon và dễ tiêu, dưa muối cũng ngon nên trong mắt người lớn không có bữa sáng nào phù hợp với trẻ hơn bữa sáng kiểu này.
Trên thực tế, thành phần chính của cháo vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm nước và tinh bột, thiếu chất đạm, vitamin nhóm B, khoáng chất... Ngoài việc cung cấp cho trẻ cảm giác no và một lượng năng lượng nhất định, tốt hơn so với đồ ăn vặt và đồ chiên rán, thì cháo không thể cung cấp cho cơ thể trẻ bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác.
Rau muối chua lại càng không thích hợp đặt trên bàn ăn sáng của trẻ, khẩu phần ăn của trẻ nên nhạt, trong quá trình muối chua cần cho nhiều muối, không tốt cho thận và hệ tim mạch của trẻ.
Hơn nữa, tác hại của dưa muối đối với cơ thể trẻ em không chỉ bởi hàm lượng muối cao mà còn bởi trong quá trình ngâm dưa muối sẽ giải phóng một lượng lớn nitrit, chất này là chất gây ung thư, dễ làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ.
Thành phần của cháo quá đơn giản, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.
Thức ăn thừa qua đêm
Sau khi sinh con, đối với các bà mẹ, buổi sáng dường như đồng nghĩa với việc bận rộn. Nhất là những bà mẹ có con đang đến độ tuổi đến trường, sáng nào các mẹ cũng phải hoàn thành nhiệm vụ là chuẩn bị bữa sáng cho con. Lúc này, hẳn không ít bà mẹ ước gì mình có ba đầu sáu tay, và biến hình thành siêu nhân để làm mọi việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đôi khi không phải mẹ không muốn chuẩn bị bữa sáng cho con, chỉ là mẹ không có thời gian để chuẩn bị. Vì không có thời gian chuẩn bị, nên một số bà mẹ nghĩ đến việc hâm nóng lại bữa ăn nguội từ tối hôm trước để con ăn trước khi đến trường, để con không bị đói khi đi học.
Ý định ban đầu của các bà mẹ là tốt, bởi vì thức ăn nguội qua đêm chỉ cần hâm nóng trong lò vi sóng một lúc, vừa tiện lợi lại nhanh chóng hâm. Buổi sáng dù bận rộn đến đâu, trẻ cũng có thể ăn vài miếng điểm tâm để no bụng.
Nhưng ăn những thức ăn qua đêm như vậy vào bữa sáng, có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho trẻ. Vì trong thức ăn để qua đêm sẽ thải ra một lượng lớn chất gây ung thư nitrit.
Mặc dù thức ăn này có thể làm no bụng trẻ, nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Nếu chỉ để đối phó tạm bợ, lót dạ dày trẻ mà cho trẻ sử dụng bữa sáng như thế thì tương lai, mẹ sẽ phải hối hận vì việc làm sai lầm của mình.
Thức ăn để qua đêm sẽ có hại cho dạy dày của trẻ, khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa.
Các món ăn nhanh
Những cửa hàng tiện lợi gần trường luôn đông khách vào giờ học buổi sáng, bởi lũ trẻ luôn đứng ngồi không yên trước những món ăn nhanh hấp dẫn và đẹp mắt. Để đỡ phiền phức và thỏa mãn sở thích của con, một số bà mẹ thường đưa con đến một quán ăn nhanh gần trường ăn sáng.
Mặc dù thức ăn nhanh rất hấp dẫn và đem lại cảm giác vô cùng ngon miệng, nhưng chúng không thích hợp cho bữa sáng của trẻ. Bởi vì hầu hết các món ăn nhanh đều là carbohydrate tinh chế, nhiều đường, nhiều dầu và nhiều calo.
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, trong cuộc sống hàng ngày đều nên ăn ít loại tinh bột đường tinh chế này, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài các món ăn nhanh trong các cửa hàng tiện lợi, carbohydrate tinh chế mà bố mẹ sẽ thường thấy trong cuộc sống bao gồm bánh quy, bột chiên, bánh trung thu,... Những loại bánh này không thích hợp để trở thành bữa sáng cho trẻ. Bố mẹ hạn chế cho trẻ ăn càng ít thì sẽ càng tốt cho sức khỏe của bé.
Các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều đường và dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên nên hạn chế xuất hiện trong bữa ăn của trẻ.
Gợi ý những món ăn sáng lành mạnh, phù hợp với trẻ
Thực ra bữa sáng của trẻ không cần quá phức tạp, bố mẹ chỉ cần quan tâm nhiều hơn đến việc kết hợp dinh dưỡng là đủ. Bữa sáng của trẻ tốt nhất nên bao gồm protein, chất xơ, carbohydrate, chất béo và các chất dinh dưỡng khác để trẻ có được chế độ dinh dưỡng cân bằng và lớn lên khỏe mạnh.
Súp trứng cà chua
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, trụng qua nước sôi để loại bỏ vỏ, sau đó cắt thành những miếng nhỏ để sử dụng sau. Đập trứng vào một cái bát và đặt sang một bên.
Đổ bột mì ra một tô khác, thêm nước từ từ vào khuấy đều cho bột nổi lên. Mẹ cũng có thể dùng rây để tránh làm bột bị vón cục, nếu sợ đánh không ngon thì dụng cụ này sẽ bổ trợ hiệu quả cho mẹ.
Cho vào nồi một ít dầu ăn, đun nóng, cho cà chua vào xào mềm, sau đó đổ nước vào, đợi nước sôi lại thì trút bột đã được khuấy đều trước đó vào và đun một lúc.
Sau khi mẹ cảm thấy món ăn vừa chín thì đổ nước trứng vào. Đồng thời, để tăng thêm độ thẩm mỹ và thơm ngon cho món ăn, mẹ có thể cho thêm một ít hành hoặc rau thơm cắt nhỏ và cuối cùng là nêm nếm gia vị vừa ăn.
Súp trứng cà chua - bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Cháo thịt bằm rau củ
Cách làm:
Thịt lợn hoặc ức gà rửa sạch, thái miếng nhỏ. Sau khi chế biến, cho thêm một ít muối, tiêu và bột ngọt vào, đảo đều và ướp một lúc.
Để món ăn đậm vị hơn, mẹ có thể thực hiện điều trên trước một đêm để nấu cháo. Buổi sáng hôm sau, mẹ múc gạo cho vào xoong rồi cho thêm một ít cà rốt bào sợi hoặc cắt hạt lựu, nấm đông cô thái nhỏ và một số loại rau củ khác.
Sau khi thấy nồi cháo đã sôi, gạo đã nở, đặc và mềm lại thì đổ thịt băm vào đảo nhanh tay, nấu thêm vài phút nữa. Cuối cùng nêm chút muối và nước tương nhạt cho vừa ăn, rắc ít hành lá thái nhỏ vào đảo đều là có thể múc ra đĩa.
Khác với cháo trắng dưa chua, cháo thịt bằm rau củ với các thành phần dinh dưỡng đầy đủ hơn.
Cơm chiên thập cẩm
Cách làm:
Rửa sạch cà rốt, đậu ve, lột vỏ và sau đó cắt nhỏ thành hạt lựu nhỏ. Cơm chiên sẽ ngon hơn nếu có thêm lạp xưởng. Lạp xưởng mẹ cũng làm tương tự như trên, rửa sạch rồi bóc lớp vỏ bên ngoài và thái hạt lựu.
Đập trứng vào chén nhỏ, nêm thêm ít nước mắm hoặc muối và rắc tiêu vào. Dùng đũa đánh đều để gia vị và lòng đỏ, lòng trắng trứng hòa vào nhau.
Đợi chảo nóng, cho dầu ăn vào và sau đó phi đến khi tỏa thơm, kế tiếp là lần lượt cho các loại củ và lạp xưởng đã cắt nhỏ trước đó. Đảo trên lửa vừa tầm 3 phút, khi nguyên liệu vừa chín tới.
Cuối cùng là cho cơm nguội vào, làm cho tơi nhuyễn cơm ra và đổ thêm trứng đã sơ chế trước đó. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Trong lúc này, tiếp tục đảo cơm đều tay cho đến khi món ăn chín và tỏa mùi thơm.
Cơm chiên thập cẩm - món ăn bữa sáng được nhiều trẻ em yêu thích.