Hiện nay có rất nhiều thông tin về vấn đề tăng chiều cao, các chuyên gia khuyến cáo khi bố mẹ tìm hiểu về vấn đề này cũng như giải pháp để trẻ cao lên cần xem xét những khía cạnh sau đây.
- Chiều cao của bé đã đạt chuẩn chưa?
- Yếu tố di truyền có thực sự ảnh hưởng đến chiều cao?
- Làm gì để giúp trẻ lớn hơn?
- Hạn chế hiểu lầm phổ biến về tăng chiều cao ở trẻ.
Đồng thời, nếu muốn biết chiều cao của bé đã đạt chuẩn hay chưa, trước hết hãy xem bảng tham khảo phát triển chiều cao của trẻ.
Bảng tham khảo chiều cao của bé gái. (Ảnh: Sohu)
Bảng tham khảo chiều cao bé trai. (Ảnh: Sohu)
Thực tế, với vấn đề chiều cao, 7 điểm phụ thuộc vào di truyền và 3 điểm phụ thuộc vào quá trình nuôi dưỡng có được. Y học hiện đại đã chứng minh nếu thực hiện tốt can thiệp môi trường, trẻ sẽ có khoảng trống tăng trưởng từ 8-15cm nên dù bố và mẹ đều thấp thì trẻ vẫn có thể cao.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Trung Quốc của Viện Sức khỏe Trẻ em và Vị thành niên của Đại học Bắc Kinh, tỷ lệ di truyền chiều cao của bố mẹ cho thế hệ tiếp theo lần lượt là 0,89 và 0,87.
Vì vậy, nếu bố mẹ làm tốt những điều này có thể giúp con cao lên tốt hơn, không cần quá lo lắng về yếu tố di truyền.
Cho trẻ ăn uống đúng cách
Ngoài di truyền, dinh dưỡng chiếm khoảng 32% tác động đến chiều cao của trẻ. Hai thời điểm rất quan trọng để cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển tối đa chiều cao là 1.000 ngày đầu đời và tiền dậy thì. Nếu như can thiệp đúng cách sẽ giúp trẻ cao thêm khoảng 10cm, thậm chí 15cm so với di truyền.
Protein, khoáng chất, vitamin là những chất quan trọng cần được bổ sung đầy đủ. Chuyên gia gợi ý trẻ từ 1-5 tuổi nên uống đủ lượng sữa và bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau, cá, thịt gia cầm, trứng và thịt.
Nếu bé không thích uống sữa và lượng sữa bú sau 1 tuổi ít hơn 500ml , mẹ có thể cho con ăn thêm phô mai giàu canxi, rau lá xanh (như súp lơ xanh, cải thảo)... và bổ sung đủ vitamin D.
Những thực phẩm nên thêm vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 1-5 tuổi. (Ảnh: Sohu)
Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ tập thể dục thường xuyên trung bình cao hơn 2-3 cm so với những đứa trẻ không tập thể dục. Tập thể dục đúng cách có thể kích thích giải phóng hormone tăng trưởng.
Trẻ thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai.
Bố mẹ nên chú ý, mọi can thiệp nhằm giúp phát triển chiều cao ở trẻ cần phải thực hiện càng sớm càng tốt ngay từ đầu. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cần được tiếp tục thực hiện đồng bộ trong suốt quá trình tiếp theo, từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ mẫu giáo, tuổi học sinh, tuổi vị thành niên.
Gợi ý những bài tập vận động, môn thể thao tốt cho trẻ. (Ảnh: Sohu)
Ngủ đủ giấc thích hợp theo độ tuổi
Giấc ngủ có tầm quan trọng cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngủ chính là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Khi trẻ ngủ sâu giấc sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập.
Đặc biệt, giấc ngủ còn giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết của một số hormon, sự tiết hormone tăng trưởng trong trạng thái ngủ sâu gấp khoảng 3 lần so với khi thức, đặc biệt là vào ban đêm.
Vì vậy, muốn giúp trẻ cao lớn hơn thì phải đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Gợi ý thời gian ngủ thích hợp cho trẻ. (Ảnh: Sohu)
Tâm trạng tốt, sức khỏe tốt
Trẻ bị suy nhược, chất lượng ăn uống và ngủ nghỉ sẽ bị ảnh hưởng, không có lợi cho việc tiết hormone tăng trưởng ổn định, chiều cao của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng tạo ra một môi trường gia đình ấm áp và thoải mái cho con.
Thực tế, có hai giai đoạn vàng để bé cao lớn hơn, một là giai đoạn trẻ sơ sinh, hai là giai đoạn thiếu niên, tốt nhất bố mẹ nên nắm bắt để có giải pháp tăng chiều cao phù hợp cho trẻ.
Thay vì giữ thái độ “chờ đợi”, tốt hơn hết là bố nên quan tâm nhiều hơn đến tốc độ phát triển của trẻ, bởi có những quy tắc cần tuân theo.
Ví dụ, nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ không đạt được những con số trên hoặc nếu trẻ tăng trưởng chiều cao hàng năm dưới 5cm sau 2 tuổi, hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để xem có bị thiếu hụt hormone tăng trưởng hay mắc các bệnh mãn tính hay không.