Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • Cách dạy con không đòn roi của người Thụy Điển

Cách dạy con không đòn roi của người Thụy Điển

Cách dạy con không đòn roi của người Thụy Điển

Việc cấm đánh con được ghi vào luật ở Thụy Điển, và sau nhiều năm dùng thành thục, nó trở thành bản năng.

31/08/2015 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Adrienne Ahlgren Haeuser, một giáo sư tại Đại học Wisconsin - Milwaukee và giám đốc dự án cho Ủy ban quốc gia về phòng chống lạm dụng trẻ em (Mỹ), đã tham gia một số nghiên cứu và dự án về bảo vệ trẻ em, trong đó có các nghiên cứu về riêng Thụy Điển. Bà Haeuser cũng là bà mẹ 4 con và đã có 4 người cháu. Dưới đây là những đúc rút của bà về những ưu việt từ cách giáo dục con của người Thụy Điển, bằng cách không sử dụng tới bạo lực: 

Bố mẹ Thụy Điển tin tưởng có nhiều cách để kỷ luật con thay cho đánh đòn.

Người Thụy Điển dường như đang làm tốt điều này sau vài thập kỷ chính phủ thông qua một điều luật quy định không được trừng phạt thân thể hay đối xử thiếu tôn trọng với trẻ. Dù ban đầu cũng có chút hoài nghi, đến ngày nay, người Thụy Điển thậm chí còn quên cả điều luật này và những em bé ở đất nước họ đang phát triển tốt.

Ví dụ của Thụy Điển đã tạo cảm hứng cho một số nước như Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Australia đưa ra các điều luật về việc không sử dụng đòn roi với trẻ. Những nước này và nhiều nước khác ở châu Âu đã cấm việc trừng phạt thể chất trong trường học từ nhiều năm trước.

Luật năm 1979 của Thụy Điển phản ánh một sự tiến bộ về kinh tế, chính trị xã hội, cũng như hệ thống giá trị tiên tiến.

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất và thậm chí là thứ hai, Thụy Điển về cơ bản là một nước nông nghiệp nghèo nàn bị ảnh hưởng đáng kể của chủ nghĩa độc tài Đức và giáo lý Lutheran. Việc nuôi dạy trẻ bao gồm cả hình thức thường xuyên đánh đập bé để "đuổi ma quỷ và dành chỗ đón ý Chúa".

Cách dạy con không đòn roi của người thụy điển - 1

Ảnh minh họa: Creativeboom.

Với sự công nghiệp hóa, thành thị hóa sau chiến tranh, sự ảnh hưởng của tôn giáo lên việc nuôi dạy trẻ dần mất đi. Thụy Điển thịnh hành nền dân chủ xã hội, với sự coi trọng quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em. Hệ thống phúc lợi xã hội hỗ trợ về tài chính, dịch vụ và nguồn lợi bảo hiểm hỗ trợ cho cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. 

Kết quả "không đánh trẻ" đến từ quá trình giáo dục

Luật cấm trừng phạt thân thể trẻ em được đưa vào cuộc sống qua một số cách. Thứ nhất, cơ quan chức năng gửi một cuốn sách bắt mắt tới từng gia đình có trẻ nhỏ cũng như các trường hay trung tâm chăm sóc trẻ, để giải thích về luật. Với tiêu đề "Bạn có thể nuôi dạy con thành công mà không cần đánh bé?", cuốn sách nhỏ đã nhấn mạnh rằng sự trừng phạt cơ thể tiềm ẩn tác tác hại tới cả tâm lý và thể chất của trẻ và có nhiều lựa chọn khác hơn là đánh con.

Cuốn sách cũng đưa ra nhiều hình thức phạt trẻ thay thế và đưa ra các nguồn hỗ trợ thêm cho cha mẹ. Cuốn sách như vậy bây giờ không còn được in vì chính phủ tin rằng nó không còn cần nữa.

Điều luật này cũng được thực hiện thông qua các cơ sở giáo dục cha mẹ - đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em - được sử dụng ở hầu như khắp Thụy Điển. Để ngăn chặn hình thức phạt này cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các nhân viên y tế công cộng sẽ tới gặp những bố mẹ mới có con, mang tới cho họ những lời tư vấn và các dụng cụ như vật che ổ cắm điện để đảm bảo ngôi nhà an toàn hơn cho trẻ em.

Ngoài ra, điều luật cũng được phủ rộng nhờ sự tuyên truyền của các phương tiện truyền thông và trên hộp sữa. Hầu hết các bậc cha mẹ cho biết họ học về luật này qua báo, đài, TV và nó nhắc nhở họ phải "cân nhắc kỹ" trước khi đánh con mình. Cũng có một số ông bố bà mẹ trẻ học về điều này trong trường. 

Cả phụ huynh và các chuyên gia đều thống nhất rằng bố mẹ Thụy Điển, ngoài những người có vấn đề về tâm lý hay xã hội nghiêm trọng, thì đều không dùng đòn roi với con cái, ngay cả tại nhà riêng. 

Ngày nay, bố mẹ Thụy Điển đơn giản cho rằng không sử dụng hình phạt thể chất là một tiêu chuẩn. 

Các bố mẹ Thụy Điển ngày nay kỷ luật con họ thì dựa vào nhiều hình thức thay thế việc đánh đòn. Phương pháp phổ biến nhất là giải quyết xung đột bằng lời nói - tạo điều kiện để cả trẻ và cha mẹ thể hiện cơn giận của mình bằng từ ngữ. Bố mẹ tin rằng sự trao đổi bao gồm cả sự tiếp xúc mắt, giúp lôi kéo sự chú ý của trẻ. 

Giao tiếp bằng lời nói trở thành một kỹ năng được phụ huynh Thụy Điển sử dụng thành thục.

Để giao tiếp với trẻ sơ sinh và trẻ tuổi chập chững - những em bé chưa thể trò chuyện nhiều, bố mẹ Thụy điển cố gắng để tránh xung đột. Họ đặt các vật che chắn kỹ lưỡng trong nhà để trẻ được an toàn. Trợ cấp xã hội bao gồm khoản chi trả cho bố mẹ đi làm, cho phép một người ở nhà trông con suốt 15 tháng đầu đời của trẻ... cũng giúp giảm bớt áp lực cho cha mẹ, để họ đỡ căng thẳng khi nuôi dạy con. 

Nhiều thành phố còn có trung tâm trợ giúp trông trẻ để cho các bà mẹ - đặc biệt là những người cảm thấy cô lập khi ở nhà - có thể tập trung trò chuyện và thư giãn trong khi con họ thỏa sức vui chơi nhờ được giám sát. Nhân viên của trung tâm này đều là các chuyên gia giáo dục sớm hay nhân viên xã hội đã được trang bị đầy đủ để giúp bố mẹ giải quyết những vấn đề ngay khi mới phát sinh.

Các vấn đề nảy sinh trong những năm đầu đời của trẻ đều được giải quyết bằng những cách không trừng phạt. Mặc dù điều luật 1979 không cấm sử dụng bạo lực trong các trường hợp giúp trẻ tránh nguy hiểm, các bố mẹ cũng không viện tới cách này khi muốn con tránh các mối nguy. Thay vào đó, họ trò chuyện với trẻ và trông chừng bé cẩn thận hơn sau đó. Về phần mình, trẻ em nhận thông điệp này - mà không phải thông qua một cái tét mông hay một cú đánh.

Vương Linh (Theo Neverhitachild)

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • cân xe tải điện tử
  • iphone
  • quần kaki nam
  • ao thun nam
Giải mã tiếng cười khanh khách của trẻ con Ngày hội giúp trẻ tăng đề kháng dịch bệnh
Từ khóa: đánh conngười thụy điển dạy condạy con ở thụy điển
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày hội giúp trẻ tăng đề kháng dịch bệnh
Hàng nghìn phụ huynh đã được các bác sĩ tư vấn cách tăng cường sức đề kháng cho con trẻ trong sự kiện “Mỗi ngày vitamin C - tăng cường sức đề kháng - thỏa sức khám phá”.
[Chi tiết...]
Dạy bé tư duy tích cực khi còn nhỏ
Chiếc hộp lưu trữ những điều bé tự hào nhất; mỗi thành viên để lại thông điệp yêu thương cho cả nhà vào buổi sáng sớm... sẽ góp phần khuyến khích trẻ hình thành thái độ sống và tư duy tích cực mỗi ngày.
[Chi tiết...]
7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tiêm chủng phòng bệnh, cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng..., sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh.
[Chi tiết...]
Đồ chơi tốt nhất cho bé trong vài tháng đầu đời
Những bức ảnh mặt người thân, chiếc gương để bé soi và những đồ chơi sặc sỡ phát ra âm thanh là cực kỳ quan trọng với bé trong thời kỳ này...
[Chi tiết...]
Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thực phẩm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa và gây khó chịu cho dạ dày của bé. Mẹ dùng nhiều món ăn, bao gồm những món chứa nhiều gia vị khác nhau, không chỉ...
[Chi tiết...]
Cách cho bé ăn để mau hết bệnh
Khi trẻ bị bệnh sẽ rất biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến thiếu năng lượng, các chất dinh dưỡng nên có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, giảm khả năng đề kháng khiến bệnh lâu khỏi hơn....
[Chi tiết...]
Bố dắt con gái đi tìm “Bạch mã hoàng tử“
1.Những gì gã định làm không quan trọng bằng những gì gã đang và đã làm Đừng quá tin tưởng vào tương lai màu hồng mà chàng trai đó vẽ ra trước mặt con. Dù những lời có cánh nghe ngọt lòng ra...
[Chi tiết...]
Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhanh cho bé
Mùa nắng nóng đến cũng đồng nghĩa với việc các mẹ lo lắng con bị viêm họng nhiều hơn. Và nếu bé nhà bạn bị viêm họng hoặc amidan, hãy thử một lần áp dụng các bài thuốc cực kỳ hiệu quả...
[Chi tiết...]
Phòng chống viêm họng cho trẻ mùa nắng nóng
Đồng thời thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông...  Chăm sóc bé đúng cách trong ngày hè sẽ giúp bé khỏe và ngoan hơn. Sau đây sẽ là một số tư vấn trong phòng ngừa và chăm sóc trẻ...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
DANH MỤC
  • Học làm người
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • ví da
  • giày nam đẹp
  • shop ví nam
  • quần lót nữ
  • cân 100kg
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • áo thun dài tay
  • taxi du lịch quy nhơn
  • Kangen
  • cân 60kg
  • Gold Metal
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG