Điền Điền năm nay 10 tuổi, đang học lớp 4 của một trường tiểu học trọng điểm (ở Trung Quốc). Cậu bé là một đứa trẻ vui vẻ, hoạt bát và học rất giỏi. Mỗi lần trong lớp có bài kiểm tra thì Điền Điền đều đứng nhất lớp, một đứa trẻ như vậy thực sự khiến bố mẹ Điền Điền rất vui và tự hào.
Nhưng chiều cao của Điền Điền lại là điều làm mọi người thấy rất buồn. Trong liên tiếp hai hoặc ba năm qua, chiều cao của Điền Điền chỉ "dậm chân tại chỗ", không có dấu hiệu phát triển nhiều. Mặc dù cậu bé đã 10 tuổi, nhưng cảm giác như một đứa trẻ 7 hoặc 8 tuổi, thậm chí thấp hơn so với nhiều bạn nữ trong lớp.
Thực tế thì bố mẹ của Điền Điền cũng không thấp. Bố cậu bé sở hữu chiều cao khá lý tưởng 1m8, và mẹ cậu là 1m65. Xét về góc độ di truyền học thì bố mẹ Điền Điền tự tin rằng chiều cao của con trai khi lớn lên sẽ không thấp. Lúc đầu, vì lý do đó nên người mẹ không quan tâm nhiều đến việc thúc đẩy chiều cao của cậu bé.
Tuy nhiên sau đó, mẹ Điền Điền phát hiện tốc độ phát triển chiều cao của con trai có vấn đề. Bởi vì cậu bé hầu như không cao lên được tí nào kể từ 2, 3 năm nay. Điều này đã khiến người mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng.
Một ngày nọ, mẹ của Điền Điền chia sẻ chuyện phiền lòng này với phụ huynh của các bạn học trong lớp. Bố mẹ các bạn học đã khuyên bố mẹ Điền Điền nên đưa cậu bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân xem chuyện gì đang xảy ra? Từ đó có cách giải quyết kịp thời, để không làm chậm sự phát triển của cậu bé.
Mẹ của Điền Điền lần đầu tiên đã đưa cậu bé đến khoa chỉnh hình để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ kết luận rằng xương của đứa trẻ vẫn ổn và vẫn còn rất nhiều chỗ để phát triển, vì vậy bác sĩ đề nghị đứa trẻ nên kiểm tra lá lách và dạ dày.
Sau một loạt các cuộc kiểm tra, cuối cùng bác sĩ cho biết lá lách và dạ dày của Điền Điền rất yếu, thức ăn tích tụ trong đó rất nhiều, chất dinh dưỡng không thể tiêu hóa và hấp thụ. Đó là nguyên nhân ức chế chiều cao, khiến cậu bé trở nên thấp hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi.
Sau khi bác sĩ tìm hiểu cặn kẽ đã có thể đưa ra cho mẹ lý do cụ thể nhất. Hóa ra là vì mẹ đã quá dễ dãi trong việc ăn uống của Điền Điền. Theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu trẻ quá thích ăn ba loại thực phẩm này trong một thời gian dài, sẽ khiến trẻ trưởng thành sớm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, phát triển chiều cao của trẻ.
3 loại thực phẩm “ức chế” chiều cao, trẻ hay ăn có thể làm chậm tăng chiều cao đáng kể
Đồ uống có ga
Bố mẹ Điền Điền đã mở một siêu thị nhỏ ở nhà, mỗi khi Điền Điền thích ăn gì, cậu bé đều có thể lấy bất cứ thứ gì mà cậu bé thích, trong đó Điền Điền thích nhất là đồ uống có ga, chẳng hạn như các loại nước ngọt.
Đồ uống có ga chứa nhiều phốt pho, nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều phốt pho sẽ dẫn đến tỷ lệ canxi và phốt pho trong cơ thể bị mất cân bằng, dễ khiến lượng canxi sụt giảm nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ, khiến trẻ không cao lớn. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có ga và gan động vật.
Ngoài ra, nước uống có ga hoặc nội tạng động vật chứa nhiều chất béo, dùng lâu dài không chỉ khiến trẻ béo phì mà còn gây tích tụ thức ăn, dẫn đến khó tiêu, tỳ vị hư nhược nên sẽ có khả năng lớn làm cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ.
Trẻ nên hạn chế uống nước có ga, vì loại thức uống này sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể.
Trà sữa hoặc bánh ngọt
Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị trong "Hướng dẫn lượng đường cho người lớn và trẻ em" vấn đề hạn chế ăn đường tự do. Dù là người lớn hay trẻ em, nên kiểm soát lượng đường tự do ăn vào dưới 10 % tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, hoặc thậm chí kiểm soát nó dưới 5%.
Một cơ quan kiểm nghiệm có liên quan, đã tiến hành kiểm tra loại thức uống rất được trẻ nhỏ yêu thích hiện nay, đó là trà sữa và phát hiện ra rằng: một cốc trà sữa khoảng 500ml có chứa tới 30-40 gam đường trắng, thậm chí có thể lên tới 70 gam, cao hơn rất nhiều so với mức cho phép lượng đường trẻ cần nạp vào mỗi ngày.
Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng không cho trẻ uống các loại đồ uống như trà sữa và ăn những đồ ăn ngọt trong thời gian dài. Điều này sẽ tạo cơ hội để insulin trong cơ thể tiết ra với số lượng lớn, gây ức chế tiết hormone tăng trưởng, không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Lượng đường trong trà sữa khá cao, uống nhiều sẽ sinh ra chất làm ức chế tiết hormone tăng trưởng của trẻ.
Rau củ quả chứa axit oxalic
Axit oxalic có mặt khắp nơi trong các loại rau, các loại rau thuộc họ Umbelliferae và Amaranthaceae chứa tương đối nhiều axit oxalic hơn, chẳng hạn như rau muống, rau dền, măng.
Axit oxalic cũng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa của trẻ, làm tổn thương lá lách và dạ dày, không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, sau khi các axit oxalic này vào đường ruột sẽ hình thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi.
Thông thường, nếu thực sự bố mẹ muốn cho con ăn những loại rau này, tốt nhất bố mẹ nên chần qua nước sôi trước để loại bỏ phần lớn axit oxalic, như vậy có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của trẻ về sau.
Muốn trẻ phát triển chiều cao, bố mẹ đừng cho trẻ ăn nhiều loại rau quả với hàm lượng Axit oxalic cao.
Khi chiều cao của trẻ ngừng phát triển, cơ thể sẽ phát ra 3 tín hiệu
Tốc độ tăng trưởng chậm
Hầu như bố mẹ nào cũng đều biết rằng, tuổi vị thành niên là “thời kỳ vàng” phát triển chiều cao của trẻ, và tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn này là khá “khủng khiếp”.
Nhưng nếu bố mẹ phát hiện thấy chiều cao của trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, thậm chí không thay đổi thì nên cẩn thận, có thể trẻ đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển chiều cao. Lúc này, tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra đầu xương, để không bỏ lỡ thời kỳ phát triển chiều cao tốt nhất của trẻ.
Xuất hiện các đặc điểm của tuổi dậy thì sớm
Về vấn đề phát triển chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ có quan niệm sai lầm rằng: "Chừng nào tuổi dậy thì chưa kết thúc, trẻ vẫn sẽ tiếp tục cao lớn".
Trên thực tế, một khi đứa trẻ có các đặc điểm giới tính thứ cấp, chẳng hạn như bộ phận nhạy cảm phía dưới của bé trai nhô ra và cơ bắp săn chắc, ngực phát triển ở bé gái và bé bắt đầu có kinh nguyệt, thì quá trình phát triển chiều cao đã sắp kết thúc.
Đặc biệt, một số trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn (trước 9 tuổi với bé trai và 8 tuổi với bé gái) đồng nghĩa với việc đường biểu mô sẽ đóng lại sớm hơn. Vì vậy, bố mẹ nên tuyệt đối lưu ý, đừng tạo cơ hội để đứa trẻ của mình dậy thì sớm, nếu như không muốn tốc độ tăng trưởng chiều cao dừng lại sớm.
Bắt đầu phát triển chiều ngang
"Xây nhà cao tầng không thể tách rời sắt, đá, cát, gỗ", sự phát triển chiều cao của trẻ cũng không thể tách rời chế độ ăn uống dinh dưỡng.
Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ không chỉ chậm phát triển chiều cao, mà thậm chí còn bắt đầu phát triển theo chiều ngang thì có nghĩa là lượng calo cung cấp cho cơ thể trẻ đã vượt quá nhu cầu, quá trình phát triển chiều cao của trẻ không còn tiêu tốn nhiều dinh dưỡng như vậy nữa và trẻ đã bước vào giai đoạn ngừng tăng trưởng về chiều dọc.
Trẻ sẽ có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao, khi chiều ngang bắt đầu "nở ra".