Việc sinh con và nhìn thấy các con phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn là điều hầu như ba mẹ nào cũng hằng mong ước. Càng hạnh phúc và tự hào hơn khi chứng kiến các con chăm chỉ học hành và có thành tích trong học tập. Không ngoại lệ, Hoa hậu Phương Lê bày tỏ niềm tự hào khi có con đạt giải cao trong một kỳ thi.
Mới đây, Hoa hậu Phương Lê đã đăng tải hình ảnh giấy khen của con gái Victoria trên trang cá nhân. Chia sẻ về thành tích của ái nữ, nàng hậu tự hào: “Cô ấy được giấy khen toán. United Kingdom Mathematics Trust này là dành cho lớp 10 và 11. Trong khi cô ấy đang lớp 9. Victoria 14 tuổi, cao 1m72. Mẹ em hạnh phúc lắm”.
Hình ảnh giấy khen đạt giải Đồng của con gái Hoa hậu Phương Lê.
Được biết United Kingdom Mathematics Trust là một cuộc thi chứng chỉ sáng kiến của Tiến sĩ Tony Gardiner nghĩ ra vào năm 1987 và được điều hành dưới tên gọi Toán học Vương quốc Anh. Theo như chia sẻ của Hoa hậu Phương Lê, năm nay con gái cô chỉ mới lớp 9, song cô bé đã giành được giải Đồng trong cuộc thi này ở hạng mục phần lớn dành cho học sinh từ lớp 10 hay 11.
Với thành tích vượt trội của này, nhiều người đã không giấu được sự bất ngờ. Cư dân mạng cũng để lại nhiều lời chúc mừng đến hai mẹ con nàng hậu: “Em bé giỏi quá, làm cha mẹ chỉ nhiêu đó đã thấy mãn nguyện rồi”, “Niềm hạnh phúc của cha mẹ là ở đây. Chúc mừng cháu, vừa xinh đẹp vừa học giỏi”,...
Ngoài khoe thành tích học tập ấn tượng của con gái, người đẹp 7X cũng khiến cộng đồng mạng xuýt xoa khi chia sẻ hình ảnh về ái nữ. Trong ảnh, Victoria thu hút với gương mặt hiền lành, trong sáng cùng nụ cười phúc hậu. Càng lớn, Victoria được nhận xét càng giống mẹ y đúc và ra dáng thiếu nữ.
Hiện tại, dù chỉ mới 14 tuổi nhưng cô bé đã sở hữu chiều cao 1m72 nhờ gen của mẹ Hoa hậu Phương Lê và có dấu hiệu phát triển hơn nữa trong tương lai.
Không chỉ sở hữu ngoại hình và học lực tốt, Victoria cũng đã thử sức đi làm cùng mẹ khi chỉ mới 13,14 tuổi. Và cô bé nhanh chóng được bà mẹ đơn thân khen ngợi là CEO trẻ tuổi nhất Việt Nam, năng nổ, hoạt bát và rất phong cách.
Con gái lớn Victoria của Phương Lê bước xuống từ xế hộp đi làm. Nữ doanh nhân xách túi Hermes Birkin hàng tỷ đồng cũng phải nhường spotlight cho con gái.
Con gái Hoa hậu Phương Lê thu hút với gương mặt hiền lành, phúc hậu. Ái nữ còn gây ấn tượng với chiều cao vượt trội, dù chỉ mới 14 tuổi đã cao 1m72.
Victoria vừa đón sinh nhật lần thứ 14 cách đây không lâu. Trong ảnh, cô nàng gây chú ý với vẻ ngoài xinh xắn cùng phong cách thời trang năng động, phù hợp với lứa tuổi.
Hình ảnh 3 công chúa của Hoa hậu Phương Lê và chồng cũ, lần lượt từ trái sang là bé Olivia, Michelle và Victoria. Cả 3 đều sở hữu ngoại hình ưa nhìn cùng chiều cao gây trầm trồ.
Trên thực tế việc con cái đạt được thành tích học tập tốt trong học tập là điều mà bậc cha mẹ nào cũng tự hào và mong muốn. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có thể làm được điều đó và rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các bậc cha mẹ. Chính vì thế, để chặng đường học hành của con được suôn sẻ, đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ, bố mẹ cần đồng hành, hỗ trợ và đưa ra những giải pháp giúp con khi cần thiết.
Đừng làm thay con, hãy để con tự tư duy
Phụ huynh không nên làm thay con việc học, chịu trách nhiệm thay con trong những bài tập về nhà. Việc giúp con học lúc 7 tuổi dễ dàng hơn nhiều so với khi 12 tuổi và bạn sẽ không thể làm thay con mãi được. Vai trò của cha mẹ là hướng dẫn và hỗ trợ con.
Nếu bài tập quá phức tạp, cha mẹ có thể cùng con tìm ra phương pháp làm nó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn làm thay con. Bạn nên chỉ cho con cách làm và cách thực hiện những bài tương tự như thế, phần còn lại, hãy để con tự thực hành.
Khi kiểm tra lại bài tập giúp con, nếu phát hiện thấy lỗi, hãy nói với con về lỗi sai và để con tự sửa, đừng cho con đáp án. Cách làm này có thể sẽ khiến trẻ vẫn chưa tìm ra đáp án đúng, tiếp tục giải sai bài nhưng đó là cách để xây dựng ý thức trách nhiệm và khả năng tự vận động. Điểm mà trẻ có được phản ánh đúng bản chất, không phải là những điểm số giả tạo nhờ trợ giúp của cha mẹ.
Học cùng con ngay tại nhà
Những bài tập về nhà đầu tiên có thể khiến trẻ bối rối, chúng không biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng mặc kệ con vật lộn. Cha mẹ nên dạy con cách làm bài tập.
Giải thích cho con bạn vì sao phải thực hiện các bước này, theo thứ tự nhất định, cho con thấy các khả năng kết quả có thể xảy đến với các cách làm khác nhau. Bạn thậm chí có thể viết ra các bước cần thiết theo đúng thứ tự và đặt nó như một lời nhắc nhở trên bàn của con để con nhìn vào đó và vận dụng.
Hướng dẫn con làm 1 bài tập cho tới khi hoàn thành tới cùng. Nếu cần tìm hiểu thông tin, hãy cho con tìm kiếm trong sách, trong bách khoa toàn thư trước khi nghĩ tới Internet. Bởi lẽ những kênh tìm kiếm đó sẽ cho con thấy được những thông tin cần thiết một cách dễ dàng mà không bị phân tán bởi những thứ không liên quan khác có trên mạng.
Nhắc nhở con sắp xếp thời gian học một cách hợp lý
Nơi con ngồi học ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và kết quả học tập của con. Hãy bố trí khu vực học tập của con đủ ánh sáng và thuận tiện.
Ngoài ra, hãy lấy đi tất cả những vật dụng không cần thiết xung quanh đó, những thứ có thể khiến trẻ bị phân tâm trong quá trình học. Sắp xếp sách bài tập, sách tham khảo, tài liệu theo thứ tự khoa học nhất để trẻ dễ dàng tìm kiếm thông tin khi cần. Nếu có em trai, em gái trong gia đình, hãy đảm bảo những đứa em không làm gián đoạn việc học của các con khi đang học.
Dạy trẻ biết kiểm soát thời gian
Trẻ em vốn không có khái niệm về thời gian. Chúng không thể định lượng được thời gian đã trôi qua bao lâu và điều này không tốt cho kết quả việc học. Do đó, hãy đặt một chiếc đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ cát để giúp trẻ giải quyết vấn đề này.
Lúc đầu, hãy tự tính toán xem khoảng thời gian con làm các hoạt động khác như xem phim, ăn uống, đi dạo hoặc làm bài tập trong ngày hết bao nhiêu thời gian. Sau đó, khi con phải học, bạn giải thích cho con rằng việc làm bài tập này sẽ mất khoảng thời gian nhiều như khi con đưa chú cún nhà mình đi dạo ấy để con dễ hình dung.
Đặt đồng hồ báo thức trước khi làm bài tập về nhà, nó giúp trẻ thiết lập được chế độ làm việc và không trì hoãn quá trình quá lâu. Trẻ càng dành nhiều thời gian cho bài tập về nhà nghĩa là hiệu quả càng thấp. Thời gian tối ưu để làm bài tập về nhà ở cấp trung học là không quá 2h một ngày và cấp tiểu học là 30 phút/ngày. Nhiều thời gian hơn nữa trẻ rất khó tập trung.
Tạo động lực cho con
Khen ngợi con vì những nỗ lực và điểm số tốt mà con đạt được là điều nên làm, đừng bao giờ coi đó như chuyện hiển nhiên con phải làm. Bạn có thể sử dụng “bảng động lực” để áp dụng cho con.
Hãy viết ra các nhiệm vụ trên 1 tờ giấy, các nhiệm vụ phải phù hợp với năng lực và độ tuổi của con và ngày cuối trong tuần xem xét lại mỗi nhiệm vụ đã hoàn thành tới đâu. Đặt một dấu cộng cho những nhiệm vụ hoàn thành… Sau đó, hãy khen ngợi và tặng cho con những phần thưởng có ý nghĩa như 1 buổi đi xem phim, đi trượt băng cùng gia đình khi con làm tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Hãy gắn việc học vào những thứ thiết thực trong đời sống. Cố gắng chỉ cho con bạn thường xuyên cách chúng có thể sử dụng kiến thức vào thực tế. Ví dụ khi con đã biết đếm, biết cộng, trừ, có thể làm giúp mẹ đếm các mặt hàng khi đi mua sắm cùng nhau, cộng số tiền nhỏ nhỏ giúp mẹ. Nếu con đã biết làm phép nhân, chia, hãy hỏi con chúng ta có thể mua bao nhiêu cây kẹo mút với giá mỗi cây là 5 nghìn đồng.
Con có quyền yêu cầu giúp đỡ khi cần
Tất cả các trẻ em khi mới bắt đầu đi học đều sẽ bỡ ngỡ, chưa hiểu chuyện ngay nhưng không phải đứa trẻ nào cũng dám đứng lên hỏi và diễn đạt chính xác những gì mình muốn. Một số bé còn cảm thấy rất xấu hổ, ngại không dám nói ra và loay hoay không biết làm cách nào cho đúng.
Dạy trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình, tiếp cận với người khác bằng cách đặt câu hỏi là điều nên làm. Hãy dạy con cách nói chuyện với dám viên và không nên ngần ngại mà che giấu những điều mình chưa hiểu. Con cần phải hỏi để giải quyết được vấn đề của mình.
Nên nhớ rằng, điểm số không quyết định sự thành công của một đứa trẻ
Rất nhiều cha mẹ luôn đồng nhất việc con mình bị điểm kém đồng nghĩa với việc trong tương lai, con khó có thể thành công được. Trong khi thực tế bản thân điểm số không phải là thứ quyết định thành – bại của một con người. Điểm kém không có nghĩa là đứa trẻ không thông minh, ngớ ngẩn, lười biếng hay vô trách nhiệm. Có rất nhiều lý do cho điều đó, có thể con bạn không muốn học hoặc thế mạnh của con không phải là môn đó.
Thực tế cuộc sống cho thấy, rất nhiều những bạn học hành bình thường sau này lại trở thành người cực kỳ thành công và ngược lại.