Tháng 7 năm ngoái 2014, ông Jeremiah Heaton, đến từ Virginia (Mỹ) đã có một hành động khiến nhiều người bất ngờ và ngưỡng mộ. Ông đã bỏ tiền mua hẳn một vùng đất nhỏ nằm giữa Ai Cập - Sudan và gọi nó là vương quốc “Bắc Sudan” của riêng mình.
Ngày 16.6 năm ngoái, đúng dịp sinh nhật lần thứ 7 của con gái mình, “Vua” Heaton đã chính thức cắm cờ hiệu của mình lên mảnh đất này. Mục đích là để cô con gái nhỏ của ông, Emily, có thể trở thành một nàng công chúa thực thụ.
Ngày 16.6 năm ngoái, đúng dịp sinh nhật lần thứ 7 của con gái mình, “Vua” Heaton đã chính thức cắm cờ hiệu của mình lên mảnh đất này.
Câu chuyện vui sẽ chỉ dừng lại ở đó khi Shelia Carapico, giáo sư khoa học chính trị và nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Richmon, cho biết, mảnh đất "Bắc Sudan" còn phải được các quốc gia châu Phi khác chấp nhận trước khi chính thức trở thành một quốc gia bởi “Việc một người tự trồng một lá cờ và nói mình có quyền kiểm soát chính trị trên một mảnh đất mà không có sự đồng thuận hợp pháp từ các nước láng giềng, Liên Hợp Quốc và thế giới thì hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì”.
Tuy nhiên, sau gần một năm miệt mài và kiên trì với “Bắc Sudan”, quốc gia của ông Heaton và cô con gái nhỏ đang dần thành hiện thực.
Sau một năm "Vua" Heaton và "Công chúa" Emily vẫn miệt mài biến câu chuyện cổ tích của mình thành hiện thực
Ông Heaton tìm thấy Bir Tawil, một trong những phần đất không có người ở cuối cùng của trên hành tinh và đã giành nhiều nỗ lực để khẳng định quyền sở hữu của mình đối với khu vực này. Vương quốc này của ông Heaton bao gồm khoảng diện tích rộng 2072 km vuông của vùng sa mạc chưa từng được Sudan hay Ai Cập tuyên bố chủ quyền như theo xác nhận của cả hai nhà nước trong tấm bản đồ hơn 100 năm qua.
Sau khi tuyên bố chủ quyền, “Vua” Heaton đã bay hơn 9000km đến Ai Cập để yêu cầu nhà nước này công nhận mảnh đất 2072 mét vuông của mình là một quốc gia. Ông cũng đệ đơn lên Liên Hợp Quốc xin cho “Bắc Sudan” được tham gia tổ chức này với tư cách một “Quan sát viên” – một quá trình lâu dài, phức tạp – và thiết lập hẳn một Đại sứ quán ở Đan Mạch.
Hơn thế nữa, Heaton đã phát động một chiến dịch để gây quỹ nhằm biến “Bắc Sudan” thành một nhà nước với mục đích trở thành nơi thí nghiệm nghiên cứu cây trồng trên sa mạc.
“Tôi hỏi con tôi chúng ta nên làm gì với mảnh đất này. Emily nói rằng con bé muốn phát triển một khu vườn lớn, đủ để nuôi sống mọi người trên thế giới. Vậy là, triều đại của chúng tôi sẽ dành riêng để nghiên cứu những loại thức ăn có thể phát triển trên một khu vực có nguồn cung cấp nước bị hạn chế và tìm ra các biện pháp chống lại tác động của biến đổi khí hậu”.
"Bắc Sudan" một sa mạc nhỏ rộng 2072 km vuông nằm lách giữa biên giới Sudan và Ai Cập
Đằng sau những câu chuyện cổ tích, ý tưởng của Heaton lại là một nhu cầu khoa học nghiêm túc để giải quyết những vấn đề về thay đổi trong khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lương thực trên mặt đất. Dự án của Heaton được hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới – những người thường xuyên phàn nàn rằng chính phủ của họ không đầu tư cho khoa học - ủng hộ nhiệt liệt.
"Vua" Heaton cũng đang có ý định xin trợ cấp và đầu tư từ Ai Cập - quốc gia với phần lớn diện tích là sa mạc và hiện cũng đang "đau đầu" với bài toán trông cây lương thực trên đất cát và ít nước. Tuy nhiên, có một số chuyên gia luật cho rằng, sở dĩ ông Heaton vẫn đang thoải mái với "quốc gia" của mình mà chưa gây tranh chấp với Ai Cập hay Sudan là do hai quốc gia này vẫn chưa biết phải giái quyết thế nào với đường biên giới kẻ thẳng của mình và "Bắc Sudan" - thực ra chỉ là một khe hở hẹp giữa hai đường biên giới.
Công cuộc xây dựng nhà nước của “Vua” Heaton và “Công chúa” Emily vẫn đang tiếp tục, tuy nhiên một tin mừng nữa đã đến: Disney quyết định mua bản quyền câu chuyện của hai cha con để làm thành một bộ phim
Cô bé Emily đã cảm thấy vô cùng tự hào về cha mình - người đang nỗ lực làm mọi việc để hiện thực hoá ước mơ của con gái
Câu chuyện về gia đình Heaton sẽ được Disney dựng thành phim