Vợ chồng chúng tôi đều là người tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp và sinh sống. Sau khi lấy nhau được 5 năm thì tích góp đủ tiền mua một căn chung cư phía xa thành phố và nơi làm việc. Mỗi ngày cả hai vợ chồng đi làm chừng 30km cả đi lẫn về. Khổ nỗi cả hai đi làm đều xa nhà nhưng lại không cùng tuyến đường nên đành tách lẻ ra đi hai xe máy.
Cuộc sống cứ bình yên trôi qua cho đến khoảng thời gian gần đây tôi bất ngờ phát hiện thói quen sinh hoạt của anh có chút thay đổi. Anh đi làm sớm hơn mọi khi nhưng vẫn trở về nhà lúc trời nhá nhem tối, khoảng 6h30. Khi tôi hỏi thì anh nói đi làm sớm cho đỡ tắc đường.
Vào một lần tình cờ có việc đi ngang qua công ty anh, tôi định sẽ rẽ vào để rủ anh tan làm cùng thì một người đồng nghiệp công ty anh cho biết anh đã tan làm lúc 3h chiều và thói quen này được duy trì khoảng 2 tuần này, trùng với khoảng thời gian mà tôi thấy chồng thay đổi lịch sinh hoạt.
Hỏi thêm thì người đồng nghiệp này cho hay:
- Anh đổi giờ chấm công trên công ty, làm sáng sớm 1 tiếng và về chiều sớm 1 tiếng, tức là tan làm lúc 4h chiều. Tuy nhiên khoảng 2 tuần nay em luôn thấy anh về sớm hơn giờ tan làm 1 tiếng, tức là anh về nhà lúc 3h chiều. Tưởng gia đình có việc nên em cũng không hỏi thêm.
Ảnh minh họa
Vậy tức là anh duy trì thói quen tan làm sớm so với trước kia hẳn 2 tiếng nhưng vẫn về nhà khoảng thời gian nhá nhem tối như trước kia, có mặt ở nhà tận lúc 6h30 chiều. Tôi không có thói quen tra hỏi chồng mình nhưng chuyện lạ này lại khiến tôi quan tâm và vô cùng lo lắng. Ngày hôm đó khi trở về nhà, tôi vờ như chưa hề qua công ty anh mà chỉ quay sang hỏi cậu con trai 5 tuổi:
- Hôm nay ai đón con?
- Bố đón con ạ?
- Con có thích bố đón không?
- Con thích ạ.
- Vì sao vậy?
- Vì con thích bố đón thôi ạ.
- Thế bố đón con xong hai bố con có đi đâu chơi không?
- Không ạ.
Sau khi điều tra từ cậu con trai tôi được biết hóa ra lịch trình đón con của anh vẫn như thế, vậy quỹ thời gian anh về sớm để dùng vào việc gì, hẳn anh có điều gì giấu tôi?
Đắn đo suy nghĩ quá nhiều tôi muốn tự mình tìm hiểu trước khi đặt vấn đề với chồng. Vì vậy chiều ngày hôm sau tôi tan làm sớm và đứng trước cổng công ty chồng trước 3h chiều. Quả thực đúng 3h5 phút thấy anh phi xe máy từ hầm gửi xe của công ty đi lên, đúng giờ tan làm mà anh thực hiện suốt 2 tuần qua. Tôi liền bám theo mà trong lòng nhiều suy nghĩ vẫn vơ.
Có điều càng đi theo tôi càng phát hiện con đường anh đang đi chính là đường về nhà mình và điểm anh dừng chân lại chính là cổng trường của con trai. Đứa trẻ được bố đón ra sớm và vui chơi tự do dưới sân trường.
Trong lòng tôi có chút yên tâm nhưng cũng đầy lo lắng, khó hiểu vì hành động này của hai bố con và tại sao họ lại phải giấu tôi. Tôi giả vờ xuất hiện trước mặt hai bố con theo một cách tự nhiên. Cả chồng tôi và con trai đều giật mình như bị phát hiện đang làm một việc gì đó xấu.
Chồng tôi nói:
- Ơ sao giờ này em đã về rồi?
- Thế sao giờ này anh đã về rồi, vậy là 2 tuần qua anh về sớm chỉ là để đón con sớm thôi sao?
- Sao em biết chuyện đó?
- Em đến công ty tìm anh và đồng nghiệp của anh nói cho em biết chuyện này. Em đã suy nghĩ rất nhiều đấy.
Ảnh minh họa
Khi hai vợ chồng tôi còn đang phân bua với nhau, con trai đã lên tiếng:
- Mẹ ơi mẹ đừng mắng bố, bố làm là vì con đó ạ.
- Con còn nói đỡ cho bố à, con có biết bố mẹ đi làm vất vả lắm không, con chỉ có việc học thì tại sao không học mà lại tan học sớm để chơi thế này, rồi còn gì đâu là nề nếp nữa.
Chồng tôi chữa cháy:
- Em bình tĩnh nào. Bố con anh giấu em vì cũng chỉ sợ em có phản ứng như thế này đó.
Tôi khá bất ngờ với tiết lộ của anh. Hóa ra vì hai bố mẹ đi làm xa nên mỗi lần về tới nhà đến đón con tan học cũng là khi trời đã rất tối rồi, ở trường chỉ còn lại mình con và bác bảo vệ.
Đứa trẻ nói:
- Ngày nào bố mẹ cũng đón con muộn con chán lắm, con chơi chán rồi mà bố mẹ cũng không đón con trong khi các bạn đã về hết rồi còn con thì chưa được về nhà. Vì vậy con sợ mẹ mắng nên đã nói với bố xem bố có thể đón con sớm hơn được không, con muốn được bố mẹ đón sớm.
Chồng tôi nói:
- Em nghe thấy rồi đấy, cũng chỉ vì sợ em sẽ làm ầm ĩ lên như thế này nên anh đành giấu em về sớm đón con, cho con chơi thêm một tí rồi về nhà đúng theo giờ cũ. Chứ ngày nào đến đón con, nhìn con còn có 1 mình anh cũng thương lắm.
Nghe những lời nói của con và chồng tôi mới hiểu ra mọi chuyện, ân hận vì đã trách nhầm chồng, nhầm con. Cũng chỉ vì áp lực đồng tiền mà tôi đã khiến cả hai phải chịu cùng mình, rồi khiến con mình thiệt thòi hơn so với bạn bè chỉ vì được về nhà muộn.
Tâm sự từ độc giả thuyan...
Hầu hết các trường mẫu giáo tan học vào học 4h-5h chiều nhưng thời gian đó, bố mẹ vẫn phải đi làm. Thậm chí, có những ông bố bà mẹ đến 7h tối vẫn mải mê công việc chưa thể đến trường đón con.
Đứa trẻ trong những gia đình này sẽ phải chờ cha mẹ đến đón sau giờ học.
Việc đón con muộn hiện nay rất phổ biến ở các thành phố lớn. Nhưng có bao nhiêu phụ huynh một lần suy nghĩ nghĩ về vấn đề này: Mẹ có biết những đứa trẻ được đón sớm sau giờ học ở trường mẫu giáo, và những đứa trẻ đang hồi hộp, trông ngó chờ đợi cha mẹ đến đón sau giờ học…. Khoảng cách giữa hai đứa trẻ là rất rõ ràng sau 10 năm.
Theo SH, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện một cuộc khảo sát. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy những đứa trẻ thường được đưa đón sớm thì khi lớn sẽ tự tin hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ bị bố mẹ đó muộn thường rất nhạy cảm. Tuy nhiên, tính cách này sẽ dần xuất hiện sau 10 năm, khi đó cha mẹ nghĩ rằng tính cách này là do con mình sinh ra đã thế sẵn.
Nhiều người cho rằng trẻ con “biết gì”. Vậy nhưng bé lại vô cùng nhạy cảm. Việc đến trường mẫu giáo sẽ là cột mốc đầu tiên khi con rời xa cha mẹ trong một thời gian dài. Bố mẹ luôn đến đón muộn sẽ khiến trái tim bé quặn thắt mỗi khi thấy một bạn được về trước mình, dần dần cảm thấy rằng bố mẹ không yêu mình. Bóng tối ngoài trời càng ập xuống, sự cô đơn và lo lắng của con càng tăng. Nỗi tủi thân tâm lý ấy khó có thẻ được bù đắp bằng một gói bim bim, hay một món đồ chơi.
Ảnh minh họa
Thực tế dù buổi học có vui vẻ đến bao nhiêu thì sau khi kết thúc buổi học, trái tim và ánh mắt của trẻ đều mong đến một điều đó là cha mẹ. Khoảnh khắc cha mẹ xuất hiện đưa trẻ về có lẽ khiến chúng vui và hạnh phúc nhất. Chính vì vậy, việc đón trẻ dù chậm một vài phút thôi cũng khiến chúng đối mặt với cảm giác lạc lõng, cô đơn, dần dần trở thành nỗi thất vọng, buồn bã và thậm chí còn trở nên trầm cảm.
Với trẻ tiểu học, con đã có ý thức hơn, hiểu rõ hơn công việc của bố mẹ thì mọi thứ sẽ đơn giản. Tuy nhiên với bé ở độ tuổi mẫu giáo, cho dù bố mẹ bận rộn đến đâu, tuyệt đối cũng đừng bỏ rơi con.
Chuyện đón trẻ sớm và đón trẻ muộn rất khác nhau đối với sự phát triển và tác động tâm lý trẻ nhỏ. Nhiều trường mẫu giáo trên thế giới thậm chí còn đề ra việc phạt tiền phụ huynh nếu cố ý để con ở lại trường quá muộn.
Với tư cách là cha mẹ, ai cũng mong muốn con được lớn lên tốt nhất. Vì vậy dù bận rộn hãy cố gắng đón con đúng giờ, và nếu có muộn thì cũng đừng để việc đó thành thường xuyên và hãy thông báo trước cho bé để con có được tinh thần tốt hơn. Khi đưa trẻ đến trường, các bậc cha mẹ hãy hiểu tầm quan trọng của việc đón trẻ đúng giờ, tuyệt đối không nên là người đón sau cùng.
Bên cạnh đó, khi đón con, cha mẹ cũng nên thực hiện những điều sau:
1. Giao tiếp nhiều hơn với giáo viên
Hãy trò chuyện với giáo viên khi đón trẻ để cập nhật và hiểu rõ hơn những hoạt động và trạng thái của trẻ như thế nào khi đến trường.
Nếu cha mẹ cảm thấy không tiện để nói chuyện trước mặt trẻ, cha mẹ có thể thường xuyên liên lạc với giáo viên qua điện thoại hoặc thông qua các mạng xã hội. Điều này không những giúp cha mẹ dễ dàng cập nhật những hoạt động của con mà còn giúp thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên, từ đó, tránh được các hiểu lầm hay mâu thuẫn không đáng có giữa phụ huynh và giáo viên.
2. Cung cấp năng lượng tích cực cho trẻ
Một số cha mẹ sẽ luôn hỏi con họ sau giờ học: Hôm nay cô giáo có phạt con không? Hay có bạn nào bắt nạt con không?,... Tuy nhiên, đây không phải là một việc được khuyến khích. Những câu hỏi mang tính tiêu cực như thế sẽ khiến trẻ có cái nhìn không tốt về trường lớp của mình. Bên cạnh đó, những câu hỏi tiêu cực về các bạn khác trong lớp cũng khiến trẻ trở nên kiêu ngạo và xem thường các bạn.
Điều cha mẹ nên làm là truyền cho con những năng lượng tích cực để con có một cái nhìn lạc quan hơn về trường lớp - nơi mà con gắn bó mỗi ngày.