Bất kì bậc cha mẹ nào khi gửi con đi học đều mong muốn bé nhận được sự giáo dục tốt nhất và tiếp thu các kiến thức học trên lớp nhanh. Bên cạnh đó là những lời khen ngợi của cô giáo dành cho con. Vợ chồng Ưng Hoàng Phúc mới đây cũng vô cùng tự hào về cô con gái Minh Hà khi nhận được những thành tích tốt như vậy ở trường mẫu giáo.
Cụ thể nam ca sĩ tự hào khoe chuyện con gái là học sinh duy nhất ở lớp nhận được phần thưởng của cô giáo vì giơ tay phát biểu nhiều, ngoan, có cố gắng, nhớ bài và làm theo đúng những gì cô giáo đưa ra. Đang có chuyến công tác ở Mỹ, Ưng Hoàng Phúc cảm thấy rất vui vì nhận được tin nhắn đó của cô giáo đồng thời bày tỏ gia tăng nỗi nhớ công chúa đáng yêu.
"Đang ở Mỹ, nhớ cục cưng của ba rồi mà cô giáo còn gửi cho tin nhắn về tình hình học tập của con ở lớp thấy nhớ con nữa rồi. Con gái đi học mầm non thôi nhưng cũng cố gắng phấn đấu lắm nha cô chú, đây là tin nhắn của cô giáo:
“Ba mẹ ơi cô gửi hình ảnh hôm nay con gái được tuyên dương trước lớp. Chỉ mình con được thôi ạ. Đó là phần thưởng cho những bạn nào giơ tay phát biểu nhiều, ngoan, có cố gắng, nhớ bài và làm theo đúng những gì Ms Thơ đưa ra thì sẽ có sticker ạ. Nếu đầy tờ giấy sticker đó là bé sẽ nhận 1 sticker riêng ở ngoài mang về. Niềm tự hào của ba mẹ, gia đình, các cô là đây" - ông bố viết.
Phía dưới phần bình luận nhiều người dành lời khen ngợi cho con gái nam ca sĩ khi mới bước đầu đi học mẫu giáo nhưng đã có những thành tích tốt. Chắc chắn Minh Hà sẽ rất thành công trong tương lai.
Trên thực tế giai đoạn trẻ học mầm non là giai đoạn đầu đời của trẻ được tiếp cận với những kiến thức mới lạ. Cũng chính ở giai đoạn này, bố mẹ cần đồng hành với con để trẻ bộc lộ cũng như rèn luyện nhiều kĩ năng học tập tốt, phát triển trí thông minh vượt trội so với bạn bè. Cũng từ đó trẻ trở nên tự tin hơn.
Theo đó, một giáo viên có thâm nhiên 10 năm kinh nghiệm làm giáo viên mầm non cho biết, trẻ ở giai đoạn này, bố mẹ cần chú trọng rèn luyện cho con 2 kỹ năng sau để có kết quả học tập tốt và năng động ở trường:
Khả năng tập trung cao và có thể ở một mình lâu dài
Vị giáo viên đã chia sẻ về trường hợp của một học sinh trong lớp. Ban đầu, cậu bé rất hoạt bát và dễ kết bạn. Tuy nhiên, sau đó, cậu bé trở nên rất trầm lặng và thích chơi một mình.
Trong khi giáo viên đang bận chăm sóc các bạn khác, cậu bé có thể tự chơi hoặc đọc sách. Thậm chí, khi đến giờ ăn, cậu bé luôn muốn dọn xong đồ chơi trước khi ngồi vào bàn ăn. Theo nhận định của giáo viên, những đứa trẻ như vậy thường dễ tập trung học tập tốt hơn, nên dễ đạt điểm cao.
Giáo viên đã thấy ngạc nhiên và hỏi mẹ của cậu bé về điều này. Người mẹ chia sẻ rằng khi có thời gian, chị sẽ đặt ra cho cậu bé một số câu hỏi từ dễ đến khó, để khuyến khích tư duy của con. Khi bận rộn, chị cũng hướng dẫn cậu bé tự chơi một mình. Dần dần, điều này trở thành một thói quen và cậu bé có thể tự chơi một mình cả buổi sáng.
Ví dụ, khi cậu bé lên 2 tuổi, mẹ đã cho cậu bé học đếm và nhận biết các đồ vật hàng ngày để rèn luyện trí não và tăng cường hứng thú học tập.
Khi lớn hơn, cậu có thể học cách quan sát hình vẽ, thực hiện các phép tính đơn giản. Người mẹ cũng hướng dẫn con ôn lại kiến thức từ trường mẫu giáo, điều này làm cho quá trình học trở nên thú vị hơn.
Thực tế, những đứa trẻ tập trung cao dễ dàng tiếp thu kiến thức và tận dụng tối đa thời gian học. Trẻ có thể tập trung vào nhiệm vụ học tập một cách chủ động, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng.
Khi tập trung vào một vấn đề cụ thể, trẻ có thể tìm ra các giải pháp hiệu quả. Khả năng tư duy phản chiếu và logic sẽ được khai thác tối đa, giúp phát triển khả năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề.
Khả năng tư duy tốt và trí thông minh cao
Những đứa trẻ có khả năng tư duy mạnh mẽ thường rất thông minh và có tiềm năng phát triển. Khi áp dụng kỹ năng tư duy vào quá trình học tập, trẻ sẽ tự nhiên dễ dàng tiếp thu kiến thức, đạt được kết quả cao. Chỉ cần cố gắng và chăm chỉ, việc trở thành học sinh giỏi không còn là điều khó khăn.
Nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Trẻ em tại Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng nhất trong giai đoạn trước 10 tuổi. Khi trẻ đạt đến độ tuổi 12, các chức năng cơ bản của não đã trưởng thành và khó thay đổi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ trẻ em phát triển từ sớm.
Do đó, từ 2 hoặc 3 tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu giúp trẻ phát triển trí não và nâng cao kỹ năng tư duy từng bước. Việc này sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho trẻ để dễ dàng học toán, vật lý, hóa học và nhiều lĩnh vực khác sau này. Đồng thời, trẻ cũng sẽ dễ dàng cải thiện thành tích tổng thể và đạt được sự thành công trong học tập.