Hầu hết các bà mẹ sinh con ra đều dần hình thành cho mình kỹ năng và sự quan sát để đảm bảo an toàn nhất có thể cho con cái. Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng nằm trong tầm kiểm soát, chỉ cần lơ là 1 phút hay quay lưng làm việc gì, khi quay lại nguy hiểm có thể cận kề với con trẻ. Chính vì vậy, mỗi phụ huynh luôn phải để đồ đạc nguy hiểm tránh xa tầm mắt của con cái, cũng như phải tự trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu cơ bản, để có thể giúp ích cho gia đình trong những tình huống xấu nhất.
Câu chuyện của người mẹ có tên Tiểu Mộng tại khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Châu, Trung Quốc đã cho nhiều bà mẹ thêm kiến thức hữu ích khi chăm sóc con nhỏ không may bị bỏng nước sôi. Trường hợp của con trai Tiểu Mộng được cô chia sẻ trên một diễn đàn của hội bỉm sữa, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều chị em.
Bỏng nước sôi cần sơ cứu đúng cách kẻo để lại sẹo
Theo Sohu, con trai của Tiểu Mộng tên Bảo Bảo, mới được 1 tuổi đang ở độ chập chững học đi, thích khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Từ lúc con bắt đầu học đi, Tiểu Mộng luôn nhắc nhở chồng và mẹ chồng phải để đồ vật nguy hiểm tránh xa tầm với của cháu, tránh con bị thương. Nhắc nhở là vậy nhưng người già thường hay quên, bà nội của Bảo Bảo đã để cốc nước sôi vừa rót từ ấm đun để trên bàn, rồi vội vàng vào trong bếp tắt nồi canh. Bảo Bảo đang tuổi hiếu động, nhìn thấy khói bốc nghi ngút trên cốc, tò mò với tay lên bàn khiến cốc nước đổ hết vào chân tay.
Lúc đó, người mẹ đang lúi húi chuẩn bị quần áo trong phòng để đưa con ra ngoài chơi, nghe tiếng cốc vỡ sau đó là tiếng khóc của con, vội vàng chạy ra thì đã muộn. Tiểu Mộng vứt tất cả, ôm con chạy vào nhà vệ sinh để xả nước lạnh vào vết bỏng. Chồng và mẹ chồng nhìn thấy thế, liền phàn nàn "Ôi giời ơi, bị bỏng như kia sao không bôi kem đánh răng hay xì dâu vào rồi đưa đi viện ngay đi, còn vào nhà vệ sinh làm gì nữa".
Quá bực mình vì chồng thiếu hiểu biết, Tiểu Mộng liền nói: "Con bỏng nước sôi, anh chỉ có 120 giây vàng để sơ cứu cho con, trước khi đưa đi viện, sao anh thiếu hiểu biết quá vậy?". Tiểu Mộng cho biết, cô học được cách sơ cứu này từ các bác sĩ phòng khám hay khám bệnh cho con. 120 giây sau khi bị bỏng, không phải thời gian để đưa đi viện mà là phải sơ cứu ngay lập tức. Sau 2 phút này, nếu không được chườm đá xả nước lạnh, da của trẻ ở vùng bị bỏng sẽ tổn thương nghiêm trọng.
Cho rằng con dâu ngu dốt, biết gì mà nói, mẹ chồng định chạy vào giằng lấy cháu bế đi viện, 2 mẹ con còn gằn giọng chì triết vợ "Nếu thằng bé có mệnh hệ gì, cô không sống nổi với nhà này". Tiểu Mộng hết cách thở dài, sau khi xả nước lạnh 20 phút, cô băng vết thương bằng 1 chiếc gạc sạch, bế con đi viện, cả nhà rồng rắn theo nhau vào vì lo cho em bé quý tử.
Khoảng 40 phút sau khi xảy ra tai nạn, cả nhà Tiểu Mộng mới có mặt ở bệnh viện, bác sĩ nhìn vết thương của Bảo Bảo không khỏi trầm tư suy nghĩ. Nhìn khuôn mặt bác sĩ, chồng Tiểu Mộng giận dữ chất vấn vợ với giọng điệu rất tệ: "Tôi đã bảo cô ta mang con đi viện ngay lập tức, cô ta còn đưa con vào nhà vệ sinh xả nước lạnh hơn 20 phút, thật điên rồ". Bác sĩ cau mày nhìn anh chồng gia trưởng, đủng đỉnh nói "Đúng vậy, vì sự điên rồ của vợ anh nên con anh mới được cứu 1 mạng, nếu không xả nước lạnh sau khi bị bỏng, vết thương của con anh chắc chắn đau đớn, để lại vết sẹo khó mà chữa được".
Bác sĩ ôn tồn lý giải cho anh chồng gia trưởng, thiếu kiến thức rằng vì vợ anh đã xả nước sạch lên vết thương nên may mắn không để lại sẹo. Bác sĩ kê đơn thuốc, băng bó cho Bảo Bảo rồi cho em bé xuất viện trong sự ngỡ ngàng của mẹ chồng và chồng người phụ nữ. Dù đã được giải oan khỏi sự chì chiết của nhà chồng, Tiểu Mộng vẫn cô cùng ngán ngẩm vì sự thiếu hiểu biết này, có chán nản không biết có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này với chồng hay không?
Bố mẹ cần để đồ đạc nguy hiểm tránh xa tầm tay của trẻ em
Theo các chuyên gia, sau khi bị bỏng nước sôi, chỉ có 120 giây đầu tiên là thời gian vàng để sơ cứu vùng da khỏi tổn thương, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Xả ngay bằng nước lạnh và không được dùng các kinh nghiệm dân gian như dùng xì dầu hay nguyên liệu nào khác. Nếu vùng bỏng bị rộng thì nên ngâm trẻ hoàn toàn trong nước lạnh và dùng kéo cắt quần áo khỏi dính vào da thịt bị bỏng. Quá trình này nên được thực hiện một cách nhanh chóng.
- Sau khi sơ cứu cần đưa gấp tới bệnh viện. Trường hợp bỏng nặng có thể làm tổn thương da - các mô bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Từ đó gây nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn là sưng phù khi bị bỏng có thể chèn ép đường thở gây nên khó thở.
Tuyệt đối không được sử dụng nước tương, kem đánh răng, lòng trắng trước, nước muối hay bôi chất khác lên vết bỏng. Việc làm này càng khiến tình trạng nhiễm trùng thêm trầm trọng mà không giúp giảm nhiệt.