Tôi nghĩ rằng mỗi đứa trẻ đến với mình đều có một lý do và một duyên phận riêng. Chính vì thế khi càng sống cùng con gái, tôi lại càng quyết tâm từ bỏ suy nghĩ đó, xé nát tờ giấy xét nghiệm ADN đi.
Tôi và vợ kết hôn đã được 7 năm và hiện cũng có cô con gái 7 tuổi. Vợ tôi trước kia là hoa khôi của trường, học cùng lớp, còn tôi thì nhan sắc và gia thế cũng bình thường. Biết chẳng với được nàng nên lúc nào tôi cũng ôm một mối tình đơn phương không dám thổ lộ.
Cho đến một hôm, chính nàng là người chủ động gặp gỡ và bày tỏ tình cảm với tôi, điều đó cũng khiến tôi vô cùng sốc nhưng chẳng ngại gì mà từ chối. Trong suốt 3 năm yêu nhau, quanh nàng vẫn có nhiều chàng trai tán tỉnh và cũng nhiều lần vì yêu, tôi chấp nhận tha thứ cho tính "đong đưa" của nàng. Chúng tôi cưới nhau và biết tin có con gái đầu lòng chỉ 15 ngày sau đám cưới. Lúc đó quả thực ngoài mừng rỡ, tôi không nghĩ ngợi gì nhiều.
Ảnh minh họa
Kể hết như thế để mọi người hiểu cho những suy nghĩ của tôi về sau này. Rằng con gái tôi, từ lúc bé đẻ ra nhiều người nhận xét đã không có nét gì giống bố mà giống mẹ hơn. Lúc đó tôi chỉ chép miệng cho qua rằng "con giống ai cũng được", tôi đều yêu thương, đều quý cả hay rằng "sau này bé sẽ trổ nét của bố".
Thế nhưng con gái lớn dần, xinh xắn, đáng yêu và thông minh nhưng lại càng chẳng có nét gì giống bố, ít giống mẹ và cả tính cách, tôi luôn nghĩ bé giống một người nào khác.
Trong một lần suy nghĩ quá nhiều, tôi quyết định âm thầm giấu vợ mang mẫu tóc của con và của tôi đi làm xét nghiệm quan hệ cha con. Vài ngày sau có kết quả xét nghiệm, người ta gọi tôi đến lấy mà trong lòng tôi đầy bâng khuâng, nửa muốn biết sự thật như thế nào nhưng nửa lại sợ sự thật.
Tôi cầm nguyên phong bì tờ kết quả trở về nhà, ngồi bịch xuống ghế sofa suy nghĩ mãi về chuyện sẽ ứng xử như thế nào nếu kết quả không như mình mong muốn. Đang miên man suy nghĩ có bóc phong bì ra không thì cô con gái tôi đi học về. Tôi vội giấu phong bì xuống dưới gối sofa để ôm con gái vào lòng, đứa trẻ hỏi:
- Bố đang làm gì mà con thấy bố ngồi không suy nghĩ vậy?
- Không, bố đang suy nghĩ công việc thôi. Hôm nay con gái đi học có vui không?
- Có ạ, hôm nay con đi học vui lắm, con mới kết thân được một bạn trong lớp đó bố ạ và vì thân nên bạn ấy đã kể cho con một bí mật của bạn.
- Ồ thế ư, bí mật gì thế, con có thể kể lại cho bố không?
- Đã là bí mật thì sao lại kể cho bố được. Nhưng thôi, vì con yêu bố nhất và con tin tưởng bố nên con sẽ kể cho bố nghe nhé. Bạn ấy kể cho con rằng trong gia đình bạn ấy chỉ có mẹ và bà ngoại thôi, không có bố như nhà mình bố ạ.
- Thế ư, thế bố của bạn ấy đâu rồi?
Ảnh minh họa
- Con cũng hỏi và bạn ý bảo bạn ý không có bố. Từ nhỏ bạn ý lớn lên đã không có bố. Mẹ bạn ấy nói bố mất rồi còn bà ngoại thì lại bảo bố đi làm xa và chưa thể trở về. Thế nhưng bố có biết không, bạn ý hoàn toàn đoán được rằng bố của bạn ý không bao giờ xuất hiện vì mẹ của bạn ấy chỉ là người thứ 3 đó bố.
- Con nói gì vậy, có thật không thế?
- Con nói thật mà, bạn ý biết được rằng vì mẹ bạn ấy là người thứ 3 nên bố bạn ấy không thể ở bên cạnh hai mẹ con được. Hai mẹ con bạn ấy cũng chuyển nhà rất nhiều lần rồi và chưa bao giờ bạn ấy được gặp mặt bố cả. Thế thì chắc lâu nay bạn ý buồn lắm bố nhỉ. Con cũng sẽ rất buồn nếu như một ngày thôi không được gặp bố đấy, vì vậy bố đừng đi đâu xa nhé.
- Vậy sao, bố vẫn luôn đi làm về đúng giờ mà, bố có đi đâu đâu.
- Bố hứa với con đi, bố không được bỏ con và mẹ đi đâu xa nhé, con yêu bố nhất và con cũng không muốn trở thành em bé không có bố đâu.
- Bố hứa!
Câu chuyện của hai bố con kết thúc và cả hai cùng bắt tay vào chuẩn bị bữa tối. Tôi nhận ra rằng cũng chính đứa trẻ đã cho tôi biết được sự thật mà tôi luôn kiếm tìm rằng tôi chính là bố của đứa trẻ và con là con gái của tôi. Chỉ vậy thôi, tôi cũng không cần biết thêm điều gì hết vì với con, tôi là tất cả của nó thì đương nhiên với tôi, con cũng là tất cả của tôi.
Buổi tối hôm đó, tôi đốt đi tờ giấy xét nghiệm ADN mà chưa cần mở ra xem kết quả ra sao.
Tâm sự từ độc giả hoangnguyen...
Sự thật là rằng, có hay không việc đứa trẻ có chung huyết thống không nên là tiêu chí đánh giá để quyết định liệu đứa trẻ đó xứng đáng được yêu thương hay không. Tình yêu và sự quan tâm đối với một đứa trẻ không nên bị giới hạn bởi những yếu tố huyết thống.
Huyết thống, bất kể là chung hay không, không thể xác định giá trị của một con người. Điều quan trọng hơn là cách chúng ta đối xử và chăm sóc đứa trẻ, đảm bảo cho sự phát triển và hạnh phúc của chúng. Yêu thương và quan tâm đến một đứa trẻ không chỉ dựa trên quan hệ huyết thống, mà còn dựa trên tình cảm, sự hiểu biết và sẵn lòng đặt lợi ích của đứa trẻ lên hàng đầu.
Nếu một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình không có huyết thống chung, điều quan trọng là tạo ra một môi trường yêu thương và hỗ trợ cho bé. Đứa trẻ cần sự chăm sóc, sự dạy dỗ và cơ hội được phát triển tốt nhất để phát huy tiềm năng của mình. Yêu thương không biên giới và không bị giới hạn bởi huyết thống. Nếu chúng ta có trái tim mở và đặt đứa trẻ lên hàng đầu, chúng ta có thể đem lại hạnh phúc và niềm vui cho đứa trẻ bất kể huyết thống của nó.
Hơn nữa, việc xem xét huyết thống có thể tạo ra những cảm giác phân biệt đối với đứa trẻ. Nếu chúng ta xem xét huyết thống là yếu tố quan trọng nhất để quyết định xứng đáng yêu thương hay không, chúng ta có thể gây ra sự cảm thấy bị bỏ rơi và tổn thương cho những đứa trẻ không có huyết thống chung. Điều này không công bằng và không đáng cho bất kỳ đứa trẻ nào.
Tóm lại, sự thật là việc đứa trẻ có chung huyết thống hay không không nên tiêu chí để quyết định liệu đứa trẻ đó có được yêu thương hay không. Yêu thương và quan tâm đối với đứa trẻ nên dựa trên tình cảm và sự chăm sóc, không bị giới hạn bởi huyết thống. Tất cả các đứa trẻ đều xứng đáng được yêu thương và có quyền được phát triển và hạnh phúc, bất kể nguồn gốc huyết thống của họ.