Con cái đến tuổi đi học là những người làm bố mẹ như tôi có bao nhiêu thứ phải lo, lo nhất là việc con học hành sinh hoạt ở trường như thế nào, có tốt không? Nếu chẳng may có chút vấn đề xảy ra với con thì bố mẹ là người đau lòng, xót con nhất.
Tôi năm nay gần 50 tuổi và đã 2 con, một cậu con trai đang học đại học và một cô con gái lớp 9. Thằng con trai đi học ở thành phố nên xa gia đình, nhà chỉ còn vợ chồng tôi và cô con gái. Con bé đang ở độ tuổi người ta hay gọi là "tuổi nổi loạn" nên việc nuôi dạy con cũng khá nhọc đối với tôi.
Ảnh minh hoạ.
May mắn là vì được giáo dục nghiêm chỉnh từ bé nên đứa trẻ được nhiều người nhận xét là ngoan ngoãn chứ không quá khó bảo. Ở trường con nổi tiếng xinh đẹp, thành tích học tập tuy không quá nổi bậc nhưng cũng được xem là tạm ổn. Tôi khá yên tâm về chuyện học hành của con gái. Tuy nhiên một sự việc xảy ra vào ngày hôm qua đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, trằn trọc đến mất ngủ vì có chút lo sợ.
Cụ thể khi đang trong giờ làm của công ty, tôi vô tình xem qua camera giám sát thì thấy con gái đưa một bạn học nữ về nhà. Tôi rất ngạc nhiên vì không biết có chuyện gì mà hai đứa trẻ giờ này lại không ở trường, vẫn còn trong giờ học cơ mà. Vì lo lắng, bồn chồn trong người nên ngay khi đến giờ nghỉ trưa, tôi đã từ công ty chạy một mạch về nhà để kiểm tra tình hình.
Ảnh minh hoạ.
Lúc mở cửa vào nhà, tôi điếng người khi thấy vết máu trên tay nắm. Hoảng loạn vì nghĩ con gái có vấn đề gì đó nên tôi ngay lập tức gọi tên đứa trẻ rồi chạy vào phòng ngủ của con, tôi thực sự đã không giữ được bình tĩnh khi thấy con và bạn học mặc bộ áo đồng phục ở trường với loang lổ những vết máu.
Con gái và cô bạn học lúc nhìn thấy tôi liền vô cùng sợ hãi. Biết chắc chắn có chuyện chẳng lành, tôi liền hỏi con:
- Liu à, chuyện gì thế này hả con? Sao người con lại trầy xước máu me vậy hả?
Con bé ấp a ấp úng không dám nói gì thì cô bạn học mạnh dạn lên tiếng:
- Con xin lỗi cô, cô đừng mắng Liu ạ, Liu không làm gì sai đâu cô. Có một nhóm bạn nữ ở trường kiếm chuyện với Liu và đã tìm cách "chơi xấu" khiến Liu bị té ngã dẫn đến trầy xước đấy ạ!
- Liu đã làm gì, tại sao con lại bị các bạn đối xử như thế?
- Con không làm gì cả mẹ ạ, một bạn trong nhóm đó nói rằng do con mà bạn chia tay người yêu, người yêu của bạn đó thích con nhưng con chưa bao giờ nói chuyện hay tương tác gì với bạn nam đó cả, con cũng không hiểu chuyện gì xảy ra. Các bạn còn đe doạ con đi học không được ăn mặc thế này thế kia nữa!
Ảnh minh hoạ.
- Sao con không thưa chuyện này với thầy cô!
- Con không dám mẹ ạ, vì bạn nữ đó có bố là giáo viên ở trong trường, con sợ sau này sẽ bị để ý và chuyện học hành, điểm số ở trường của con sẽ rất khó khăn. Con không muốn như vậy đâu mẹ!
- Được rồi, mẹ sẽ xử lý chuyện này, con đừng lo!
Sau khi biết được đầu đuôi toàn bộ câu chuyện con gái gặp phải, tôi đã không do dự xin nghỉ làm buổi chiều ở công ty để đến trường của con giải quyết vấn đề. Dẫu đứa trẻ không muốn làm lớn chuyện vì sợ ảnh hưởng đến điểm số hay việc học ở trường, nhưng là một người mẹ, dĩ nhiên tôi không thể nào bỏ qua sự việc nghiêm trọng như thế này.
Đây rõ ràng là bạo lực học đường, nếu im lặng cho qua thì chắc chắn nó sẽ lặp lại thêm nhiều lần nữa, và chính con gái tôi sẽ là nạn nhân. Làm gì có người mẹ nào trong trường hợp này mà không có cách xử lý như tôi chứ...
Tụi nhỏ thời nay ghê gớm lắm, có những chuyện chúng làm sẽ khiến cho người lớn chúng ta không thể nào ngờ đến, thế nên tôi nghĩ những ông bố bà mẹ đừng xem nhẹ, lơ là mà hãy sát sao với bất kỳ "nhất cử nhất động" của con ở bên ngoài, đặc biệt là trong trường học.
Tâm sự từ độc giả mykim...@gmail.com
Bạo lực học đường vẫn luôn là một thách thức lớn trong hệ thống giáo dục hiện đại. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tâm lý của trẻ, mà còn gây tác động tiêu cực đến môi trường học tập và thành tích học tập của các con.
Tuy không thể hoàn toàn tránh được tình huống này, nhưng bố mẹ cũng nên trang bị cho đứa trẻ của mình những kỹ năng cơ bản để ứng phó phù hợp khi chẳng may trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.
Theo đó, khi phát hiện con bị bạn học đánh hoặc con xảy ra xô xát với bạn, bố mẹ nên:
- Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân
Nguyên nhân trẻ đánh nhau thường ít khi xuất phát từ sự thù hận, cố tình mà chỉ là cách bộc phát sự tức giận... Đó là điều hoàn toàn tự nhiên vì trẻ hầu như chưa biết những cách tích cực hơn để xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề như thương lượng, nói chuyện, nhờ người khác giúp... Một phần nữa, đây là bản năng của trẻ, dùng tay chân để giải quyết vấn đề mà chưa biết nghĩ đến hậu quả, cảm xúc của người khác.
Do đó, khi được nhà trường, giáo viên thông báo con xô xát với bạn, các mẹ nên tìm hiểu trước sự việc để có thể hướng dẫn và giáo dục con có mục tiêu hơn. Bố mẹ nên bình tĩnh vì nguyên nhân và hậu quả của sự việc đều do con là trẻ con và không quá nghiêm trọng (trẻ con đánh nhau thường không có hậu quả quá nặng nề).
- Nói chuyện với con để tìm hiểu vấn đề
Không nên bắt đầu theo kiểu cha mẹ là người biết hết câu chuyện, hãy lắng nghe con thay vì hỏi tội trẻ. Không phải khi nào kết luận của cô giáo cũng đúng vì cô không để mắt đến trẻ thường xuyên được để chứng kiến sự kiện từ đầu đến cuối, hoặc do chủ quan của cô. Hãy để con bình tĩnh kể lại câu chuyện với một thái độ lắng nghe và bình tĩnh, thường xuyên tôn trọng con thì khả năng bé nói dối, bịa chuyện là rất thấp.
Sau khi biết được nguyên nhân cặn kẽ từ hai phía, lúc này cha mẹ hãy đưa ra hưởng giải quyết cho cả trẻ và vấn đề của con. Nếu đó chỉ là những xích mích vô tình, không đáng kể giữa các con thì cha mẹ không cần can thiệp quá nhiều mà hãy tin rằng các con có thể tự giải quyết vấn đề. Nếu cha mẹ tham gia quá sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực xã hội bình thường của trẻ, và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trẻ với các bạn.
Nếu cần có sự ra mặt của cha mẹ để giải quyết vấn đề, mẹ có thể cùng con hôm sau đi học sớm, đợi bạn và bố mẹ bạn đến để xin lỗi nếu cảm thấy sự việc nghiêm trọng. Còn nếu không mẹ chỉ nên đề nghị bé hôm sau đi học thì xin lỗi bạn hoặc tặng cho bạn một món đồ gì đó để tỏ ý xin lỗi.
- Dạy con cách tự vệ như thế nào cho đúng
Nếu đối phương có ác ý nhất định và bắt nạt trẻ nhiều lần, thì các mẹ phải dạy trẻ những cách thiết thực hơn để đối phó, chẳng hạn như nhờ cô giáo giúp đỡ. Nếu cô giáo không thể ngăn chặn được hành vì trên thì cha mẹ nên tìm cách trao đổi thẳng thắn với phụ huynh bên kia để giúp con mình thoát khỏi cảnh bị bắt nạt. Nếu cần, cha mẹ cũng có thể cân nhắc việc thay đổi môi trường học tập cho con.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên rèn cho con thêm khả năng tự bảo vệ mình như chú ý rèn luyện thân thể. Trẻ nhỏ có thể chất yếu, gầy gò thường dễ bắt nạt, vì vậy khi trẻ có thể chất phát triển thì đương nhiên trẻ sẽ ít có nguy cơ bị bắt nạt hơn. Khi cơ thể của trẻ trở nên khỏe hơn, con cũng sẽ tự tin hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng bạo lực khi giải quyết vấn đề không được khuyến khích, thay vào đó mẹ hãy dạy con dùng sức mạnh này để tự vệ mà thôi, vì khi đó trẻ sẽ hiểu bạo lực là cách được chấp nhận để giải quyết vấn đề và tiếp tục lạm dụng cách này ngày càng nghiêm trọng hơn sau này.
Nếu con có xu hướng bạo lực có thể là lúc mẹ cần tìm hiểu lại phương pháp giáo dục. Liệu trong cuộc sống ngày thường con có thường xuyên được xem những clip, video, quảng cáo có cảnh bạo lực, đánh nhau không? Hoặc chứng kiến bạo lực ngoài cuộc sống, những tranh chấp từ người trong gia đình chẳng hạn. Cha mẹ chính là tấm gương lớn nhất cho con cái, do đó cách hành xử của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến xu hướng bạo lực ở trẻ.