Ai sinh con ra đều muốn con mình khỏe mạnh, thông minh, phát triển nhanh nhạy nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách để rèn luyện kích thích trí thông minh IQ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ con thông minh ngoài yếu tố thiên bẩm thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như gen di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường sống.
Theo các chuyên gia, ngay từ khi chào đời, bộ não của trẻ đã phát triển rất nhanh, vì vậy các bà mẹ nên nắm bắt thời điểm vàng từ tháng thứ 2 sau khi sinh để kích thích trí thông minh của con. Bước sang tháng thứ 2, các bán cầu não phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, chỉ bằng một vài hành động thao tác của người mẹ, ít nhiều quyết định đến sự phát triển trí tuệ của con sau này.
1. Biểu cảm rõ ràng, phong phú
Trẻ con chưa biết nói thì việc thể hiện cảm xúc là ngôn ngữ của bé, bé chỉ có thể biết khóc, cười, biểu đạt cảm xúc. Một em bé hay cười khi vui vẻ, khóc khi không hài lòng trong tương lai có trí thông minh tuyệt vời.
Một vài ví dụ như khi bé nhìn thấy chính mình trong gương, tỏ vẻ thích thú hay khi thấy mẹ pha sữa, bé tỏ vẻ vui mừng, hay khi nói chuyện với bố với mẹ chăm chú lắng nghe, ánh mắt nhìn chằm chằm... điều này cũng thể hiện con bạn là một em bé thông minh.
2. Bắt chước liên tục
Nếu để ý thấy con bạn liên tục bắt chước các hành động của người lớn như vỗ tay, lật người, điệu đi dáng đứng... điều này chứng tỏ khả năng quan sát của trẻ vượt bậc. Ngoài ra, nhiều bé khi thấy mẹ tương tác, trò chuyện cùng con, dù không biết nói nhưng bẽ sẽ bắt chước và phát ra âm thanh, đây cũng là biểu hiện sự thông minh của con trẻ.
3. Phản xạ nhanh, tốt
Những em bé có phản xạ nhanh với âm thanh, giọng nói đây là dấu hiện của trí thông minh sau này của trẻ. Khi mẹ nói chuyện, hay gọi tên bé, bé nhanh chóng phản ứng đáp lại bằng ánh mắt, tìm ra nơi phát ra âm thanh đó chứng tỏ khả năng phản xạ nhanh nhạy của trẻ.
Muốn con thông minh, ngoài việc bổ sung dưỡng chất từ trong bụng, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ khi đã chào đời thì việc dạy dỗ, nuôi nấng sau này cũng vô cùng quan trọng.
Có nhiều cách đơn giản dễ làm bố mẹ có thể áp dụng ngay từ khi con mới sinh để phát triển não bé:
- Kích thích thị giác của trẻ
Giao tiếp bằng mắt: Khi nói chuyện với con nên nhìn thẳng vào mắt của con, trẻ sơ sinh biết nhận diện khuôn mặt rất sớm, nên việc nhìn thấy khuôn mặt của mẹ ngay từ những ngày đầu sẽ giúp bé lưu trữ được hình ảnh đó trong bộ nhớ.
Kích thích sự phản ứng của trẻ như cho con nhìn vào trong gương, ban đầu bé có thể nhìn chằm chằm sau đó dần hiểu ra em bé trong gương chính là mình. Hoặc bố mẹ có thể giơ 2 bức ảnh cách khoảng 20cm so với mặt bé. Mẹ có thể chọn 2 bức ảnh khác nhau, chẳng hạn một bức là hình cái cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Ngay cả bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, đây là giai đoạn khởi đầu cho khả năng tư duy và đọc của bé về sau.
- Trò chuyện và cười cùng con
Khi nói chuyện cùng con, hãy nói chậm rãi, tạo khoảng ngừng để trẻ đáp lại. Dần dần như vậy, bé sẽ bắt được nhịp điệu của cuộc trò chuyện và lấp kín được khoảng trống. Bé sẽ thích nghe nhiều giọng điệu khác nhau từ mẹ, do đó mẹ nên cố gắng đa dạng cách nói chuyện cùng giọng điệu để thu hút sự chú ý của bé.
Bố mẹ hãy cố gắng học các giai điệu phù hợp với trẻ để hát cho con nghe, việc làm quen với âm nhạc ngay từ nhỏ sẽ có liên quan đến khả năng tư duy môn toán học của bé sau này.
- Dành nhiều thời gian cho hai mẹ con
Mẹ có thể dành thời gian cho con bằng cách cho con bú ngay khi đói. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có chỉ số thông minh cao hơn những đứa trẻ dũng sữa ngoài. Quan trọng là, thời gian cho con bú là lúc hai mẹ con có thể gâng gũi với nhau hơn, mẹ có thể hát, nói chuyện hay đơn giản là vuốt ve mái tóc của bé.
Ngoài ra mẹ có thể tận dụng thời gian thay tã, âu yếm con dạy con tên các bộ phận trên cơ thể, chơi cùng con, nói không với ti vi với sự phát triển trí não của trẻ.
Đừng quên cho con nghỉ ngơi: Mỗi ngày, mẹ hãy dành ít phút ngồi trên sàn nhà với bé, không cần âm nhạc, ánh sáng hay bất cứ trò chơi nào. Mẹ hãy cứ để bé tự mình ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.