Bé chưa nói được nên những tiếng ê a, bập bẹ hay biểu hiện mệt mỏi, chán nản của bé... chính là cách riêng bé ngầm nói cho mẹ biết tình hình sức khỏe của mình. Vì vậy, đọc hiểu 'ngôn ngữ' riêng của bé là điều vô cũng cần thiết đối với cha mẹ.
Bé khóc và tỏ ý khó chịu liên tục
Nếu bé khóc liên tục khi được bế hoặc ai đó đụng vào người... điều này có nghĩa là bé cần được thay tã hoặc bé đang rất đói đấy.
Còn khi bé khóc liên tục không thay đổi giọng điệu có thể đó là dấu hiệu bé cảm thấy rất mệt mỏi. Bé khóc với những âm điệu chói tai hoặc khóc đến ngất thường là các bé bị suy dinh dưỡng.
Khi khó chịu hoặc bỉm ướt bé sẽ hay quấy khóc (Ảnh minh họa).
Những dấu hiệu trên khuôn mặt bé
Khi bé nhăn mặt, nhắm mắt chặt hay trề môi... đồng nghĩa bé đang rất bí bách, khóc chịu. Lúc đó mẹ hãy kiểm tra xem mắt bé có vướng gì không, tay chân bé có gì bị đè nặng lên hoặc đơn giản chỉ là một sợi tóc quấn ngón chân làm cho máu không lưu thông cũng khiến bé khó chịu.
Bé thay đổi khẩu vị ăn
Bé đột ngột chán ăn, ăn không ngon miệng dễ khiến cha mẹ lo lắng? Trong một số trường hợp, biểu hiện trên của bé có thể là do đau họng hoặc đau bụng. Bởi vậy, mẹ nên để ý kỹ nhé!
Bé bị sụt cân
Chăm sóc bé suốt ngày nên bản thân cha mẹ khó có thể nhận ra bé đang bị sụt cân trừ khi bé sụt cân quá nhiều. Vì thế, cha mẹ nên theo dõi cân nặng của bé thường xuyên. Việc sụt cân của bé có thể là dấu hiệu của bệnh về đường ruột, bệnh bạch cầu hoặc bị nhiễm độc chì...
Bé hay uốn cong lưng
Nếu bé hay uốn cong lưng và luôn tỏ vẻ khó chịu mỗi khi uốn, đây có thể là dấu hiệu của việc bé bị đau. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám ngay để nhận được hướng dẫn điều trị đúng vì đây là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Bé không quan tâm những thứ xung quanh
Nếu mẹ quan sát thấy bé không hiếu động như ngày thường - rửng rưng với những trò chơi từng khiến bé thích thú - thì rất nên lo lắng. Bởi, có thể đây là biểu hiện của việc bé kém hấp thu dinh dưỡng. Cụ thể: đường ruột của bé đang giảm co bóp (như trạng thái hôn mê). Trạng thái hôn mê này là biểu hiện của bệnh viêm tai, viêm màng não hoặc có liên quan đến những đợt sốt virus thông thường của trẻ. Đây là những căn bệnh khiến bác sĩ Nhi khoa đau đầu nhất!
Bé run và đổ mồ hôi nhiều
Mẹ thấy bé hay run, đổ mồ hôi nhiều, da tái, mạch đập nhanh (bạn có thể cảm nhận mạch của bé ở cổ tay, cổ và khuỷu tay của bé)... đây có thể là hệ quả của việc bé mới bị sốt và chưa khỏi hẳn. Trường hợp bé không bị sốt nhưng lại có những biểu hiện trên thì đặc biệt nguy hiểm. Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt!
Bé tỏ ra yếu ớt và mệt mỏi
Mẹ có thể hình dung như sau: nếu người lớn mà đau răng thì sẽ dễ có những cơn đau căng cơ kèm theo, như vậy nếu bé có biểu hiện như: hay gồng mình, hoặc trở nên mềm oặt như chú cún con bị ốm điều có có nghĩa là bé cũng đang đang bị đau ở chỗ nào đó. Mẹ hãy cho bé đi khám ngay đi!
Bé không chịu tập đi như mọi ngày!
Bé đang có những thói quen rất tốt và bé rất háo hức với nó, nhưng bỗng nhiên bé thay đổi những khả năng mà hằng ngày bé vẫn làm như không chịu tập đi nữa hoặc không chịu tự xúc đồ ăn nữa...? Những biểu hiện này cũng có thể là dấu hiệu bé đang phải tự chống lại cơn đau đấy. Như vậy, mẹ hãy kiểm tra xem bé có vấn đề gì không nhé!
Lưu ý đối với trẻ biết đi
Có thể trẻ có biểu hiện đau ở đầu gối nhưng kì thực bé đang đau ở phần hông! Những lúc bé có biểu hiện như vậy mẹ nên kiểm tra kĩ cả phần trên và phần dưới chỗ bé cho là có biểu hiện đau. Những biểu hiện đau chân hoặc hông của bé có thể được coi là biểu hiện của bệnh thận.
Đôi khi bé không chỉ đúng những chỗ bé đau, ví dụ như đã có trường hợp mẹ đưa bé đi khám, em bé có biểu hiện lấy tay kéo tai nhưng kì thực lúc kiểm tra tai của bé thì hoàn toàn bình thường! Tuy nhiên, không phải như thế mà mẹ chủ quan mỗi lần bé có biểu hiện cơ thể khác được. Nếu mẹ cảm thấy thực sự bé có vấn đề không ổn thì hãy đưa bé đi khám hoặc gọi điện tư vấn bác sĩ về những biểu hiện lạ của bé.