Tôi và chồng là bạn chung từ hồi học đại học, sau đó ra trường được 3 năm thì kết hôn. Vợ chồng chúng tôi mới chỉ có 1 cô con gái hiện đang học cấp 2. Kinh tế vợ chồng không mấy khá giả nhưng với tôi miễn là cuộc sống ổn định là được, không cần quá giàu sang nhưng quan điểm của chồng tôi lại khác, anh muốn giàu, nhiều tiền và thật nhiều tiền.
Chính vì thế anh lao vào các cuộc nhậu nhẹt, công tác để kiếm những hợp đồng béo bở nên thường xuyên vắng nhà. Mỗi lần về nhà là vợ chồng lại cãi nhau, xa cách. Khoảng thời gian này tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng nhưng luôn cố gắng giữ gìn hạnh phúc cho con một gia đình cho bằng bạn bằng bè. Thế nhưng cuộc gặp gỡ với thầy giáo xưa kia đã khiến cho tôi có quyết định nhanh hơn.
Ảnh minh họa
Chẳng ra nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi tìm tới địa chỉ nhà cô giáo của con gái để tìm gặp cô, tặng cô chút quà bày tỏ lòng cảm ơn. Tôi không ngờ rằng cô giáo của con gái hiện giờ lại chính là con gái của người thầy giáo hồi đại học của tôi ngày xưa. Gặp lại thầy giáo bao kỉ niệm trong tôi ùa về. Thầy là một người có tầm ảnh hưởng rất lớn với tôi, đưa ra cho tôi nhiều lời khuyên và luôn coi tôi như con gái của thầy vậy.
Chính vì thế khi nghe thấy cuộc trò chuyện của tôi và cô giáo của con, thầy cũng đưa ra nhiều lời khuyên. Theo đó con gái của thầy cũng là cô giáo của con tôi có phản ánh về tình hình của con tôi ở lớp:
- Trước kia cô bé ở lớp rất ngoan, chăm chỉ học hành không bao giờ biết giao du với những bạn bè xấu là gì. Thế nhưng cô không hiểu sao khoảng 1 tháng trở lại đây tâm tính của con thay đổi hẳn, học hành sa sút, với các bạn ở lớp con rất trầm tính còn các bạn ở trong trường lại rất sôi nổi. Hơn hết những người bạn trong trường mà con giao du lại chính là những bạn rất cá biệt, nghịch ngợm. Con đã vài lần bị bắt gặp đánh các bạn khác. Vì thế cô đã nhiều lần liên lạc với mẹ để mong có một cuộc gặp gỡ, cùng nhau trao đổi giúp đỡ con.
Những lời cô giáo nói khiến tôi khá sốc vì chợt nhận ra được những thay đổi này của con khi ở nhà. Thầy giáo cũ đã khuyên tôi tìm ra được nguyên nhân cho sự thay đổi của con gái và giải quyết triệt để, cùng con bước ra khỏi áp lực tâm lý đó. Thầy nói:
- Trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chính bố mẹ nhưng hầu hết bố mẹ lại không hề để ý đến chuyện đó. Vì vậy chính em và chồng nên cùng ngồi lại để trò chuyện với con. Tuy nhiên em nên nhớ là hãy trò chuyện với con một cách nhẹ nhàng thôi, đừng áp đặt hay bắt ép trẻ khi con chưa thực sự muốn tâm sự.
Ảnh minh họa
Bước ra khỏi nhà thầy mà trong lòng tôi nhiều suy nghĩ vẩn quanh. Tôi tự cảm thấy thật xấu hổ vì là mẹ mà không nhận ra được những bất thường này của con gái. Đến khi nghe người khác nói tôi mới chợt như bừng tỉnh.
Tôi đã trở về nhà và nói chuyện với con theo đúng cách mà thầy giáo khuyên, đứa trẻ đã thành thật:
- Trước kia con thấy mỗi ngày về nhà thật hạnh phúc nhưng giờ đây khi khác, mỗi lần về nhà chỉ thấy bố mẹ cãi nhau. Con thật sự mệt mỏi khi suốt ngày chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau nên con có chán nản, không muốn học nữa. Các bạn rủ con đi chơi nên con cũng đi thử cho biết. Cho đến khi con nghe thấy chuyện bố mẹ chuẩn bị muốn ly hôn, con lại càng buồn hơn nữa.
- Sao con không nói chuyện này với mẹ?
- Mỗi lần con muốn nói thì con thấy mẹ cũng đã quá mệt mỏi rồi nên con không muốn nói với mẹ nữa. Hơn hết mỗi lần con ở nhà là những tiếng cãi nhau của bố mẹ khiến con không muốn trò chuyện với bất kì ai nữa cả. Con có thể chấp nhận được việc bố mẹ không còn sống chung, không còn là vợ chồng nữa nhưng xin bố mẹ đừng cãi nhau có được không ạ. Con không muốn thấy mẹ khóc, con cũng không muốn thấy bố buồn và suốt ngày phải uống rượu. Con nghĩ nếu chỉ có hai mẹ con mình sống với nhau thì cũng ổn thôi ạ.
Lời con gái nói như chiếc dao cứa vào từng thớ thịt của tôi. Không ngờ con lại là đứa hiểu chuyện và có suy nghĩ sâu sắc đến vậy. Sau buổi hôm ấy, tôi có cuộc nói chuyện bình tĩnh với chồng về tất cả mọi việc nhưng không thể đi đến quyết định ổn thỏa nhất. Bởi vậy chúng tôi quyết định ly hôn để chấm dứt những cuộc cãi vã, làm tổn thương nhau và tổn thương chính con gái của mình. Thay vì cãi nhau với chồng, tôi dành thời gian đồng hành cùng con gái, đưa bé về với nhịp sống trước kia.
Tâm sự từ độc giả thuyvi...
Cảm nhận thật sự của bé khi thấy cha mẹ cãi nhau trước mặt mình sẽ như thế nào?
Trẻ khi còn nhỏ có thể không hiểu được nguyên nhân cha mẹ tranh cãi nhưng trẻ rất nhạy cảm, có trực giác và thường sẽ cảm nhận được sự thay đổi thái độ và cảm xúc ở cha mẹ cũng như bầu không khí giữa ba mẹ. Dù trẻ không thể hiểu hết được nội dung cũng như kết quả của các cuộc tranh cãi, nhưng có thể cảm thấy được sự bất thường của ba mẹ.
Trẻ lớn hơn có thể biết được ba mẹ đang cãi nhau, hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi ba mẹ trở nên lạnh nhạt với nhau, trẻ sẽ không hiểu vì sao nhưng có thể cảm nhận được trạng thái này.
Không dừng lại ở đó, dưới đây là những tác hại trẻ phải gánh chịu khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con.
Gia tăng xu hướng bạo lực
Khi nhìn thấy cha mẹ cãi vã, thậm chí là đánh nhau thường xuyên, trẻ trẻ tin rằng đây là cách giải quyết vấn đề và sẽ giải quyết vấn đề theo cách của cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ thất bại trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Rối loạn cảm xúc
Cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ có thể gây ra những đau khổ tột cùng về cảm xúc. Chứng kiến những trận đánh nhau thường xuyên giữa cha mẹ có thể hình thành cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Trẻ có thể gặp một số vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm .
Gặp các vấn đề về sức khỏe
Nhìn thấy cha mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và bất lực. Kết quả là, những đứa trẻ này có thể bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Chúng có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày. Chúng thậm chí có thể khó ngủ vào ban đêm. Cãi nhau giữa cha mẹ có thể làm phát sinh những vấn đề hành vi ở trẻ.
Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não
Mối quan hệ gia đình căng thẳng có thể dễ dàng khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và sợ hãi. Các nghiên cứu từ Đại học Stanford cho thấy khi trẻ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, não bộ sẽ tiết ra một chất độc hại sẽ làm tổn thương các dây thần kinh não bộ ở vùng trí nhớ của trẻ.
Dù biết ảnh hưởng nặng nề của việc cãi nhau trước mặt con là thế, cha mẹ ắt hẳn sẽ có những lần không thể kiềm chế cảm xúc mà lớn tiếng với nhau trước mặt con.
Những lúc như thế, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ảnh hưởng đến con:
Tuyệt đối không để con thành “bên thứ 3” trong cuộc cãi vã:
Cha mẹ hãy chắc chắn rằng không kéo trẻ vào những cuộc cãi nhau của mình. Nếu trẻ buộc phải lựa chọn đứng về mẹ hoặc cha, trẻ cảm thấy bị giằng xé và bối rối và cuối cùng có thể tự trách mình về kết luận của cuộc cãi nhau đó.
Nếu đã lỡ tranh luận trước mặt trẻ, hãy hòa giải trước mặt con
Nếu trẻ đã chứng kiến cuộc cãi vã, cha mẹ hãy cố gắng cho con thấy được khoảnh khắc cả hai hòa giải. Khi đó, con sẽ nhận thức được dù có bất đầu, mâu thuẫn thì mọi việc đều sẽ có hướng giải quyết của nó.