Nhưng chúng ta đều biết rằng khi trẻ bắt đầu tiếp xúc và tương tác với mọi người, trẻ bắt đầu phát triển các thuộc tính xã hội của mình. Trong quá trình xã hội hóa của trẻ, một số xung đột với những người khác là không thể tránh khỏi.
Các chuyên gia cho biết, nhiều bố mẹ hiện nay khi biết con bị bắt nạt thường chọn cách an ủi con mình, nói với con rằng "không sao đâu", nhưng thực tế cách làm này là sai lầm. Việc bố mẹ phớt lờ vô tình đẩy trẻ vào tình trạng bơ vơ, không thể chia sẻ hay nhờ đến sự giúp đỡ từ ai.
Chính vì thế, trẻ thường im lặng và đôi khi dẫn đến hành động dại dột. Vì vậy, trong trường hợp trẻ bị bắt nạt, sự tỉnh táo và tinh ý là điều quan trọng cho bố mẹ.
Chuyên gia khuyên rằng, thay vì nói với con "không sao đâu", bố mẹ hãy làm những điều này để giúp con vượt qua tình trạng bị bắt nạt, tự tin cũng như biết cách bảo vệ bản thân.
Chú ý đến cảm xúc bên trong của trẻ
Khi con kể rằng mình đang bị bắt nạt, hãy quan tâm đến cảm xúc bên trong của con. Đôi khi sự bình tĩnh “không sao đâu” của bố mẹ sẽ khiến trẻ khó chịu hơn chính sự việc đó.
Câu chuyện cụ thể của A Linh ( hiện đang sinh sống tại Trung Quốc), khi còn học trung học, anh đã cãi nhau với các bạn cùng ký túc xá và bị bạn cùng ký túc xá đánh bị thương, sự việc này cuối cùng đã trở thành một cái bóng trong lòng anh cho đến bây giờ.
Không phải vì vết thương đau như thế nào, mà là cách tiếp cận lạnh lùng của người mẹ. Sau khi người mẹ biết rằng con mình bị thương trong một cuộc xung đột ở trường, điều đầu tiên cô làm khi đến phòng y tế không phải là quan tâm đến vết thương con mà là mắng anh vì sự bốc đồng.
Người mẹ cho rằng đứa trẻ kia không cố ý nên có thể tha thứ nên ngừng truy cứu trách nhiệm, sau sự việc này, mối quan hệ giữa anh và mẹ trở nên xa cách hơn, cho đến bây giờ mỗi khi nhắc đến sự việc này anh vẫn thể hiện nỗi buồn trên mặt.
Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ bị bạn bắt nạt nhưng chưa biết cách phản kháng hay bảo vệ bản thân đúng đắn.
Bởi vì anh cảm thấy mẹ không đứng về phía mình và bảo vệ mình. Thái độ quá bình tĩnh và đề nghị hòa giải của người mẹ lúc đó đã làm A linh mất niềm tin.
Thực tế, nhiều phụ huynh luôn cho rằng mình có thể “nhìn thấu” con cái, mọi việc mình làm đều vì lợi ích của con, đó là biểu hiện của tình yêu thương.
Nhưng trên thực tế, không có nhiều bậc phụ huynh thực sự chú ý đến cảm xúc bên trong của con cái khi trẻ gặp phải vấn đề nào đó. Do đó, việc bố mẹ nhìn lại và quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ bên trong của con là điều rất quan trọng, giúp trẻ biết cách bộc lộ phù hợp, cũng như học cách phản kháng đúng bị gặp phải vấn đề liên quan đến bạo lực.
Cho trẻ cơ hội bày tỏ cảm xúc
Khi một đứa trẻ bị bắt nạt hoặc làm sai, bố mẹ không chỉ chú ý đến cảm xúc bên trong của trẻ mà còn cho trẻ cơ hội thể hiện cảm xúc bên trong của mình.
Đứa trẻ là một cá thể độc lập, có suy nghĩ của riêng mình, bố mẹ tuy là ban sinh mạng cho trẻ, nhưng cũng không thể thay con bày tỏ nội tâm.
Khi con có mâu thuẫn với người khác, tốt nhất bố mẹ nên để con nói ra suy nghĩ của mình. Nếu đứa trẻ chọn cách hòa giải, tha thứ thì bố mẹ hãy lắng nghe con.
Trong trường hợp, trẻ bức xúc và muốn bảo vệ quyền lợi của mình thì bố mẹ hãy giúp con tìm ra phương hướng phản bác phù hợp.
Bố mẹ giữ bình tĩnh, tinh ý giúp con tìm phương pháp giải quyết tốt nhất
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, chúng ta dễ dàng tiếp xúc với rất nhiều tin tức tiêu cực. Một số trường hợp, bố mẹ vì nóng giận chưa tìm hiểu kỹ khiến sự việc đi theo hướng nghiêm trọng hơn
Hay trường nhiều bố mẹ có tâm lý cho qua chuyện, sự phớt lờ để tìm kiếm sự hòa bình có thể tạo ra tác động ngược đến tâm lý trẻ.
Nhiều chuyên gia gợi ý rằng, khi con bị bắt nạt, bố mẹ nên đứng ra bảo vệ con mình với thái độ không nhún nhường cũng không hống hách, bênh vực quá mức, hãy là chỗ dựa vững chắc cho con.
Trường học là nơi dễ xảy ra tình trạng trẻ bị bắt nạt.
Việc dạy con cách tự bảo vệ mình, dũng cảm đứng lên khi cần thiết và trở thành chỗ dựa cho con. Sự quan tâm của bố mẹ là nguồn gốc của cảm giác an toàn và xây dựng sự tự tin cho trẻ về sau.
Ngược lại, nếu bố mẹ nhẫn nhịn một cách mù quáng, cố gắng “làm dịu mọi chuyện”, nói “không sao đâu”, điều náy sẽ dễ khiến trẻ trở nên rụt rè, thiếu tự tin khi đứng trước khó khăn.
Dạy con cách bảo vệ bản thân
Việc chỉ bảo con trẻ cách bảo vệ bản thân để tránh bị bắt nạt nên được xem là trách nhiệm quan trọng cần đặt lên hàng đầu. Bố mẹ cần phải chú ý cẩn thận để dạy trẻ sao cho hiểu đúng và làm theo.
Bố mẹ nên dạy con kỹ năng xã hội, cách bảo vệ bản để tránh bị bắt nạt. Bố mẹ có thể tổ chức những trò chơi nhập vai tại nhà chẳng hạn đóng người bắt nạt và bị bắt nạt để cho con tập thói quen và cách ứng xử khi hòa nhập với xã hội thực bên ngoài.
Trong lúc chơi trò chơi, bố mẹ nên quan sát để xem tính cách của con thuộc dạng hướng nội hay hướng ngoại mà có dạy cách biến đổi và hướng dẫn con cho phù hợp.
Hãy tâm sự và hướng dẫn cho con cách đối phó nếu con bị ai đó bắt nạt thì việc con nên làm đầu tiên là con phải nói với kẻ bắt nạt rằng việc làm đó là sai một cách bình tĩnh.
Đồng thời khuyên trẻ nếu thường xuyên xảy ra trường hợp như vậy thì phải nói với cô giáo và bố mẹ ngay.
Khuyên trẻ nếu thường xuyên xảy ra trường hợp bị bắt nạt thì phải nói với cô giáo và bố mẹ ngay.