Nhiều bậc phụ huynh hiện nay sẽ nhận thấy mình hay lặp lại những câu lệnh tương tự với con trẻ, với hầu hết các tuyên bố chỉ tập trung vào thời gian sử dụng thiết bị. Nhưng, những tuyên bố đó không phải lúc nào cũng giải thích đúng thông điệp mà chúng ta muốn.
Dưới đây là 4 câu lệnh về thời gian sử dụng thiết bị phổ biến mà chúng ta không nên sử dụng.
1. "Đừng ngồi trước máy tính cả ngày nữa"
Đây là một thông báo đặc biệt khó hiểu, một số bậc phụ huynh thậm chí gợi ý cho con một hoạt động thay thế là đọc sách. Bởi vì việc ngồi cả ngày đọc sách thậm chí còn ít vận động hơn so với sử dụng thiết bị.
Đọc sách nghe qua có vẻ sẽ tốt hơn việc "dán mắt" vào màn hình máy tính. Nhưng vấn đề lý do được đưa ra là "đừng chỉ ngồi một chỗ nữa" không có ý nghĩa gì đối với một đứa trẻ được yêu cầu một hoạt động thay thế khác cũng liên quan đến việc ngồi yên nhiều như vậy.
Ngoài ra, hoàn toàn có khả năng con bạn đang đọc sách trên thiết bị của chúng ngay từ đầu. Mục tiêu là mọi thứ phải càng cụ thể càng tốt về lý do bạn cho rằng các hoạt động của con cái đang bị mất cân bằng.
Cha mẹ có thể thảo luận về tầm quan trọng của việc đảm bảo thời gian đọc và thời gian con sử dụng thiết bị nếu muốn con đọc sách. Còn nếu mối quan tâm là nhu cầu hoạt động thể chất thì hãy cùng con tìm thời điểm thích hợp để đi đạp xe hoặc chạy bộ.
Cha mẹ cần có sự hướng dẫn, định hướng cho trẻ, để trẻ vẫn được tôn trọng sở thích của mình mà không bị lệch lạc khi tiếp xúc với smartphone. Ảnh minh họa
2. "Con đang nghiện điện thoại rồi đấy"
Câu nói này có thể là phổ biến nhất, nhưng đó là một thông điệp khó hiểu đối với một đứa trẻ.
Trong hầu hết các trường hợp, bản thân thiết bị không gây nghiện mà là một ứng dụng hoặc trang web cụ thể, khi được sử dụng liên tục, có thể tạo ra sự mất cân bằng hoặc thậm chí gây nghiện.
Để điều chỉnh lại tuyên bố này, các bậc phụ huynh hãy nêu rõ mối quan tâm thực sự là gì. Có phải vấn đề là con bạn không tham gia các hoạt động thể chất mà bạn cho là quan trọng không?Nếu vậy, thay vì thông báo rằng bạn không thích thú với lượng thời gian mà chúng dành khác.
Ví dụ: "Có vẻ như hôm nay con chưa tập thể dục gì nhỉ?", hay "Bố/mẹ nhận thấy rằng con đã không dành bất kỳ thời gian nào cho gia đình kể từ khi con đi học về". Hãy làm điều đó từng chút một để con cái có thể cân bằng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử trong ngày.
3. "Con đã chơi trò chơi đó quá lâu"
Cách nói này cũng tập trung vào lượng thời gian con bạn dành cho một hoạt động kỹ thuật số. Và nó có vấn đề, bởi vì nó không giải quyết những gì đang sai với hoạt động này.
Trẻ con thậm chí có thể nhận thấy rằng nếu chúng đang xem một bộ phim, cũng trên màn hình, trong cùng khoảng thời gian là 2 giờ, thì có thể bạn sẽ không nói gì cả.
Quy tắc cân bằng kỹ thuật số yêu cầu cha mẹ phải đánh giá chất lượng của trò chơi. Nếu bạn cảm thấy trò chơi có ít giá trị hơn các hoạt động kỹ thuật số khác thì hãy loại bỏ điều đó.
Thay vì sử dụng câu nói trên, cha mẹ có thể đặt câu hỏi cho con rằng: Có vẻ như trò chơi này đang thu hút sự chú ý của con nhiều hơn mức đáng có, với thực tế là nó chủ yếu dựa trên sự lặp lại và may mắn".
Cách nói này có thể dẫn đến một cuộc trò chuyện với con về các giá trị của các ứng dụng khác nhau đang được cài đặt trên thiết bị và liệu chúng có mang lại lợi ích tốt hơn cho thời gian mà trẻ đã đầu tư hay không. Cha mẹ cũng có thể hỏi những điều như: "Con muốn làm những hoạt động nào khác với thời gian sử dụng điện thoại ngày hôm nay không?".
Khi cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị cần quy định thời gian cụ thể. Ảnh minh họa
4. "Con cần phải tương tác với người thực"
Nói với một đứa trẻ "hãy bỏ điện thoại xuống để dành thời gian cho mọi người" là một câu nói không có ý nghĩa gì đối với những đứa trẻ đang tương tác với nhiều người qua điện thoại hơn là khi họ không cầm điện thoại.
Một trong những lợi thế chính khi tham gia vào thế giới ảo là nó cho phép chúng ta tương tác với nhiều người hơn chúng ta có thể trong thế giới thực. Một lần nữa, các bậc cha mẹ trước tiên phải tự hỏi mình điều gì gây ra sự mất cân bằng.
Ví dụ: "Gia đình/ bố mẹ cũng muốn có cơ hội được con dành thời gian cho mình", hay "Thật tốt khi con có một vài tương tác trực tiếp với bạn bè của mình."
Cả hai ví dụ trên đều có thể dẫn đến một cuộc trò chuyện với con cái về sự cân bằng giữa việc tương tác với bạn bè và gia đình trực tiếp, so với các tương tác ảo trên mạng. Và điều này rất quan trọng để phát triển các kỹ năng tương tác xã hội lành mạnh cho con cái.
Lúc nào phụ huynh nên hạn chế đặc quyền sử dụng điện thoại của con mình?
Phá vỡ quy tắc dùng điện thoại: Phụ huynh cần tạo ra các quy tắc rõ ràng về việc sử dụng điện thoại thông minh. Danh sách các quy tắc phải giải quyết xung quanh việc sử dụng điện thoại, như: Không nhắn tin trong bữa tối, không gửi ảnh không thích hợp… Các quy tắc cũng nên giải quyết khía cạnh tài chính của việc sở hữu điện thoại thông minh.
Nếu trẻ sử dụng quá mức dữ liệu cho phép vì xem phim trực tuyến hoặc cần một chiếc điện thoại mới vì đã làm mất, hãy yêu cầu trẻ phải chịu trách nhiệm về tài chính. Phụ huynh hãy tước đặc quyền sử dụng điện thoại cho đến khi trẻ thanh toán hóa đơn.
Ảnh minh họa
Học tập không tốt ở trường: Nếu điểm số của trẻ tụt dốc, việc tịch thu điện thoại có thể là giải pháp phù hợp. Hạn chế sử dụng điện thoại trong một thời gian có thể giúp trẻ ít phân tâm hơn khi làm bài tập về nhà. Cha mẹ có thể sử dụng điện thoại như một động lực để trẻ đạt điểm cao. Hãy nói: "Khi hoàn thành xong tất cả bài tập về nhà, con có thể lấy lại điện thoại".
Chia sẻ thông tin không phù hợp: Nếu trẻ sử dụng điện thoại thông minh để chia sẻ những tin nhắn không phù hợp trên mạng xã hội, cha mẹ phải can thiệp. Đồng thời, hãy thiết lập các hướng dẫn rõ ràng về việc đăng bài trên mạng xã hội và chia sẻ thông tin trực tuyến. Giải thích những hậu quả tiềm ẩn - cả tác động xã hội và trong gia đình, của việc chia sẻ quá mức.
Nghiện điện thoại: Có nhiều lý do khiến thanh thiếu niên liên tục cảm thấy cần phải sử dụng mạng xã hội. Một tương tác tích cực trên mạng xã hội hoặc một tin nhắn văn bản nhanh sẽ giúp họ tăng sự tự tin. Tuy nhiên, việc gắn bó với điện thoại thông minh cả ngày có thể gây nhiều hậu quả.
Nếu việc nhắn tin, lướt web và chơi game cản trở khả năng hoàn thành công việc của trẻ, cha mẹ hãy đặt ra một số giới hạn lành mạnh về thời lượng con được phép sử dụng điện thoại.
Tập trung quá mức vào truyền thông xã hội: Một số thanh thiếu niên ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội để nâng cao giá trị bản thân. Khi nhận được những bình luận và lượt thích tích cực về hoạt động truyền thông xã hội của mình, trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân. Song, nếu không thu hút được đủ sự chú ý tích cực thì lòng tự trọng của trẻ sẽ giảm sút.
Những thanh thiếu niên khác tạo ra nhân cách trực tuyến không giống với cuộc sống thực. Họ tạo hồ sơ trên mạng xã hội dưới tên giả hoặc trò chuyện với người lạ.
Trong khi thực tế, sẽ vô cùng nguy hiểm khi thanh thiếu niên khiến lòng tự trọng phụ thuộc vào các hoạt động trực tuyến. Khi đó, trẻ không chỉ phơi bày mình trước những mối nguy hiểm trực tuyến, mà còn đang đo lường giá trị bản thân một cách không lành mạnh.