Tuỳ theo khả năng ăn thô của từng bé, mẹ có thể cho con bắt đầu tập ăn cơm nát khi bé được 12-18 tháng tuổi. Nấu cơm nát cho trẻ không khó, vậy nhưng nấu thế nào cho nhanh và tiện thì không phải bà mẹ nào cũng biết.
Con không còn ăn cháo nhưng cũng chưa thể ăn cơm. Nấu riêng hai nồi thì…lích kích mà nấu một nồi chung cho cả con và gia đình thì cũng…không xong.
Cùng nghe một số chị em mách cách nấu cơm nát chung một nồi, chuẩn, tiện cho cả bé và mẹ.
1. Cách nấu: “Một nồi, hai lòng”
Cách 1:
Mẹ vo gạo, bỏ nước, nấu cơm chung cho cả gia đình như bình thường. Khi nồi cơm gần bật nút chuyển sang chế độ hâm thì lấy ra một bát con cơm vừa với khả năng ăn của bé.
Cho thêm nước rồi bỏ lại vào nồi, bật nút nất lần nữa.
Khi cơm chin, sẽ có cơm cho cả nhà và cơm nát cho con riêng.
Cách 2:
Mẹ chuẩn bị 1 cái bát ăn cơm, khi nấu cơm cho cả nhà thì mẹ lấy một khoảng 2 thìa canh gạo và 1/3 bát nước cho vào bát con đó, để nguyên bát cho vào nồi cơm chuẩn bị nấu cho cả nhà. Với cách đong như thế, con sẽ có 1/2 bát cơm như của người lớn.
Khi nồi cơm gia đình chín tức là bát cơm của con cũng đã được nấu xong.Làm như vậy, con ăn cơm chín đều, rất ngon, mà lại mềm. Cha mẹ cũng có cơm ngon vừa miệng.
Lưu ý, để nấu theo cách này, bát đặt trong nồi cơm điện phải là bát sứ hoặc bát inox
Một nồi cơm với hai lòng gạo - nước có tỷ lệ khác nhau. Nếu không có cốc nấu chuyên dụng, mẹ có thể sử dụng ngay bát cứ trong nhà. (ảnh minh hoạ)
2. Cách nầu: Một nồi cơm, một nồi đun
Cách 1:
Nấu cơm cho cả gia đình như bình thường. Khi cơm chin, xới cơm của bé ra một bát con, đổ thêm nước rồi bọc kín cho vào lò vi sóng. Bật lò ở nấc cao nhất từ 3- phút sẽ có cơn nát cho bé.
Vì cơm nầu trong lò vi sóng có thể khiến một số chất dinh dưỡng bị thay đổi nên mẹ chỉ nên sử dụng các này như biện pháp “chữa cháy” khi quên không nấu kịp cơm nát cho con.
Cách 2:
Lấy cơm của người lớn đã nấu chín, cho thêm nước, đặt lên bếp, nấu lửa yếu trong 5 phút, tắt lửa, đậy nắp, hấp trong 5 phút. Cơm sẽ rất mềm và ngon.
Nấu cơm nát trong lò vi sóng rất nhanh - tiện nhưng không nên lạm dung. (ảnh minh hoạ)
3. Cách nầu: chung một nồi không cần “hai lòng”
Khi cho gạo và nước vào nồi, mẹ vun một góc gạo cao một góc gạo thấp. Như vậy với cùng một lượng nước, bên nhiều gạo cơm sẽ chin vừa, bên ít gạo cơm sẽ nát mềm.
Khi xới, mẹ lựa bên ít cơm, xới thấy nát để lấy cho con ăn.
Để gạo bên nhiều bên ít cũng sẽ khiến cơm có độ mềm không đều, phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ chưa ăn được cơm người lớn.