Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) là dịp để báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương, như truyền thống lâu đời của người Việt vốn trọng những tấm lòng thảo thơm như thế. Tuy nhiên, phong tục này không chỉ có ở riêng Việt Nam mà tại rất nhiều quốc gia châu Á khác, tháng 7 âm lịch cũng được coi như dịp báo hiếu cha mẹ.
Cùng “ngó” phong tục báo hiếu cha mẹ mùa Vu Lan ở một vài quốc gia
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, người dân cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự như ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam, đó chính là lễ Obon, được diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.
Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
Lễ hội Obon kéo dài trong ba đến bốn ngày từ ngày 13 đến ngày 16/8. Ý nghĩa của lễ hội là để tưởng nhớ những người thân đã qua đời bởi người Nhật tin rằng trong khoảng thời gian này, linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
Nếu như ở Việt Nam có tục cúng lễ rất lớn và đốt vàng mã dâng lên người đã khuất thì người Nhật Bản cũng có những nét tương đồng. Đồ cúng thờ của họ là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (hoặc Tama-dana). Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn); ngày 14 là Ohagi (Một loại bánh bột gạo); ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).
Đồ cúng trong lễ Obon của người Nhật
Malaysia
Ở Malaysia, ngày lễ Vu Lan còn gọi là Ngày Tổ tiên hay là Lễ hội tháng 7. Theo phong tục của người Malaysia, vào ngày Lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh như : thăm viếng lăng mộ, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật cho người thân đã quá cố, cha mẹ…
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, người ta ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ, ngày để con cái thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ.
Truyền thống về ngày cha mẹ được người Hàn Quốc giáo dục rất tốt cho các thế hệ tương lại, thậm chí là ngay cả các em nhỏ còn đang học mẫu giáo. Trước “Ngày cha mẹ” các em sẽ được thầy cô giáo dạy cách làm bưu thiếp trong đó ghi những lời chúc ngây thơ và ngộ nghĩnh nhất thể hiện tình cảm của mình giành cho cha mẹ. Hoặc các em cũng có thể tự làm các món quà dễ thương để tặng cha mẹ mình nhân ngày này như chỉ đơn giản là gói bọc những chiếc kẹo ngọt ngào theo cách riêng của mình.
Ở Hàn Quốc, người ta ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ, ngày để con cái thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ.
Còn đối với những người con đã trưởng thành và lập nghiệp thì thường mua tặng cha mẹ những món quà mang tính thiết thực trong cuộc sống hàng ngày hoặc món quà tốt cho sức khoẻ. Tuỳ vào từng người và từng hoàn cảnh kinh tế mà có rất nhiều cách để thể hiện sự hiếu thỏa của con cái đối với cho mẹ nhưng một bông hoa hay lẵng hoa cẩm chướng là không bao giờ thiếu.
Đi trên đường phố Hàn Quốc vào những ngày này, các bạn sẽ thấy rất nhiều hoa cẩm chướng. Loài hoa thể hiện cho sự tôn kính, tấm lòng biết ơn, được những đứa con mua về để tặng hay để gài lên áo của cha mẹ.
Đi trên đường phố Hàn Quốc vào những ngày này, các bạn sẽ thấy rất nhiều hoa cẩm chướng.
Trung Quốc
Theo phong tục, mỗi khi đến mùa Vu Lan, người Trung Quốc thường đi thăm viếng phần mộ của người quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Giống với quan niệm của người Việt, họ đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho những cha mẹ, ông bà đã khuất.
Lễ Vu Lan ở Trung Quốc thường được tổ chức rất to và hoành tráng.
Giống với quan niệm của người Việt, họ đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho những cha mẹ, ông bà đã khuất.
Lễ Vu Lan ở Trung Quốc thường được tổ chức rất to và hoành tráng.