Đã thành thông lệ, hàng năm cứ tới rằm tháng 7, trên khắp các tuyến phố của Thủ đô dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân mua sắm vàng mã về thắp hương đế tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên.
Bà Nguyễn Tố Nga (phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, cả năm tất bật bán vàng mã phục vụ khách hàng. Sát rằm tháng 7, dù có bận rộn đến đâu bà Nga cũng dành thời gian để thắp hương cúng tổ tiên. "Cả năm ngoài ngày giỗ, chỉ có rằm tháng 7 là ngày để tưởng nhớ tới những người đã khuất. Hy vọng, tổ tiên, ông bà sẽ phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn", bà Nga nói. Không chỉ có việc thắp hương tổ tiên, nhiều gia đình cũng bày bỏng ngô, cháo loãng, hoa quả... ra ngoài đường để cúng các cô hồn không nơi nương tựa.
Rằm tháng 7 hàng năm không chỉ là ngày “xá tội vong nhân” mà còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, báo hiếu ông bà, cha mẹ.
Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị mâm cao cỗ đầy cúng gia tiên.
Nhiều người tin rằng, việc đốt vàng mã như thế này, người thân của họ dưới âm phủ sẽ bớt khổ.
Đốt vàng mã như thế này lá việc không còn hiếm gặp.
Nhà nhà thắp hương đốt tiền giấy, vàng mã, quần áo,... cho người đã khuất.
Vàng mã, quần áo giấy,... chất đầy trên vỉa hè.
Đốt vàng mã, quần áo, giày dép,... với cầu mong tổ tiên cũng có cuộc sống sung túc như con cháu trên trần gian.
Nhiều gia đình đốt cả đô la Mỹ.
Đây là một ngày lễ lớn và quan trọng của người Việt.
Không chỉ các gia đình, nhiều hàng quán kinh doanh cũng đốt mã cầu mong cả năm buôn may bán đắt .
Khắp nơi nghi ngút mùi khói.
Cận cảnh một mâm cúng chúng sinh với vàng mã, quấ áo, bánh, kẹo.
Nhiều người quan niệm, việc cúng chúng sinh như thế này, các vong linh sẽ không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của những người còn sống.
Sau khi đốt xong, người dân cẩn thận dội nước lên vàng mã để tránh hỏa hoạn và bụi bẩn.