Trẻ nhỏ không thể tự bảo vệ bản thân mình lúc nào cũng là “miếng mồi thơm ngon” mà những kẻ bắt cóc và buôn bán người muốn nhắm tới. Nhất là những đứa trẻ sau tan học không được người lớn, phụ huynh đưa đón phải tự mình đi về nhà. Chính vì thế mỗi câu chuyện như một bài học cảnh giác cho tất cả các bậc phụ huynh.
Chị La (Trung Quốc) có một cậu con trai tên Tiểu Bằng hiện đang học lớp 1. Chị La làm việc ở một nhà máy thực phẩm từ 6h30 sáng đến 7h tối mới tan làm. Vì tính chất công việc của mẹ nên Tiểu Bằng thường phải tự đi về nhà mỗi chiều tan học. Cũng do khoảng cách từ trường về nhà cũng khá gần nên chị La yên tâm, không thuê người đưa đón con trai, cũng vì thế mà suýt chút nữa có thể xảy ra điều đáng tiếc.
Ảnh minh họa
Hôm đó chị La đi làm về thì thấy Tiểu Bằng đang ngồi một mình trong phòng với vẻ mặt băn khoăn. Nhìn thấy mẹ, Tiểu Bằng vội vàng giấu một tờ giấy nhỏ trên tay đi. Tuy nhiên chị La đã nhanh chóng nhìn thấy điều đó và nghĩ rằng liệu con trai mình đã viết thư cho bạn gái hay có điểm kém mà giấu mẹ. Do đó chị La quyết bắt con trai phải giao tờ giấy đó ra. Thật không ngờ trong tờ giấy đó lại không viết gì nhiều mà chỉ có hai số 9 và 5 trên đó.
Chị La hỏi con trai về điều này, lúc đầu Tiểu Bằng khá sợ hãi nhưng sau đó thì chậm rãi kể lại: “Mẹ ơi hôm kia lúc con đi học về, con cảm giác như có ai đó đang đi theo mình. Khi con quay người lại thì có một chú lạ mặt nào đó cố tình đi lên và va vào người con. Chú ấy còn nhét 1 tờ giấy nhỏ vào cặp của con. Từ hôm đó, ngày nào chú ấy cũng nhét tờ giấy này vào cặp của con”. Nói xong Tiểu Bằng lôi từ trong ngăn bàn ra những tờ giấy khác tương tự, tất cả trong đó đều viết những số 9 và 5 giống hệt nhau.
Chị La có hỏi con trai về hình dáng chú lạ mặt kia nhưng Tiểu Bằng nói rằng không có gì bất thường, là người đàn ông gầy gò, không có bất kì hành động nào khác.
Ảnh minh họa
Chị La đã nằm suy nghĩ suốt đêm không ngủ được lo sợ đó rất có thể là một ám hiệu gì đó nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy con trai mình trở thành đối tượng mà kẻ xấu đang nhắm tới. Chính vì thế hôm sau chị La quyết định báo với cảnh sát về những gì đang diễn ra với con trai mình, đồng thời xin tan làm sớm để đến đón con.
Mặc dù câu chuyện này đã xảy ra cách đây vài năm nhưng vẫn là hồi chuông cảnh báo các bậc phụ huynh nên luôn quan tâm và quan sát những dấu hiệu bất thường của con mỗi khi đi học về. Và khi phát hiện vấn đề gì khả nghi, đừng ngần ngại báo ngay cho cơ quan chức năng để phối hợp điều tra.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải dạy con không được nhận đồ chơi, đồ ăn từ người lạ, không đi theo người lạ hay thầy cô giáo khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ. Quan trọng nhất, là phải dạy con nhớ rõ các thông tin cơ bản của gia đình như số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà để trong trường hợp khẩn cấp có thể nhờ người khác liên lạc báo cho cha mẹ biết.
Những kỹ năng cần dạy cho con để tránh bị bắt cóc trước khi quá muộn:
1. “Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”
Dạy bé cần lịch sự và cương quyết từ chối quà của người lạ và nhanh chóng trở lại với người thân. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị ngất, cha mẹ nên dạy bé rằng “Ba mẹ cháu không cho phép nhận”.
2. “Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”
Trong trường hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được nhiều người chú ý giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ cũng là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con.
3. Dạy trẻ để mắt tới... cha mẹ
Ngoài việc cha mẹ phải để mắt tới con cái, bạn cũng phải dạy trẻ luôn phải chú ý đến bố mẹ. Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn rất có thể bị lạc mất con lúc nào không hay.
4. Khuyến khích bé biết kể chuyện, tâm sự với bố mẹ thường xuyên
Hãy lắng nghe các câu chuyện kể của bé thường xuyên về trường lớp, bạn bè.... Từ đó bố mẹ sẽ kịp thời phát hiện những trường hợp khả nghi.